Phông chữ

Lần ấy không có người thiệt mạng. Lần này, trong cuộc biểu tình ngày 5-5, ba nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Marfin bị chết cháy. Liệu đây có phải điềm báo biểu tình sẽ khốc liệt hơn?


Trong bài phân tích ngày 6-5 trên trang web của Đài Truyền hình quốc gia Deutsche Welle (Đức), ông Spiros Moskovou, trưởng ban chương trình truyền hình tiếng Hy Lạp, đã nhận định ngược lại.

Ông nhận xét chính sách thắt lưng buộc bụng là điều cần thiết đối với Hy Lạp lúc này nhưng cũng làm bay hơi 30% thu nhập của nhiều người dân, vì thế mới có biểu tình. Tuy nhiên, ông cho rằng với dân số 4 triệu của thủ đô Athens, con số 100.000 người biểu tình chỉ là một phần nhỏ và hầu hết người dân Hy Lạp cho biết sẽ sẵn sàng chịu cực khổ trong 10 năm tới đến khi kinh tế phục hồi như các nhà kinh tế dự báo.

Dù vậy, có một sự thật là một bộ phận xã hội Hy Lạp đã và đang sống hết sức xa hoa trong suốt 20 năm qua từ khi Hy Lạp gia nhập EU. Và cũng có một sự thật là một số nhà chính trị cùng các công bộc khác đã tư túi từ nguồn vốn vay của EU. Theo ông Spiros Moskovou, tằn tiện và tiết kiệm là lối sống truyền thống của người Hy Lạp, kiểu sống vung tay quá trán do tham nhũng mà có ấy không thuộc tính cách Hy Lạp và chỉ mới xuất hiện gần đây. Bởi thế Hy Lạp phải cải tổ mạnh tay hơn đối với những bát nháo về tài chính và chính trị và ít nhất phải lôi ra công lý một số tai to mặt lớn thâm lạm công quỹ và trốn thuế nổi trội nhất.

Các nhà chính trị Hy Lạp cần nhận thức rằng phải đoàn kết lại để kéo con thuyền Hy Lạp ra khỏi vũng lầy chứ không phải “giậu đổ bìm leo”, biến tình hình rối ren thành cơ hội ghi điểm của các nhóm lợi ích.