Phông chữ
Tờ “Daily Mail” của Anh ngày 6/4 đưa tin, Phó thủ tướng Hy Lạp Theodoros Pangalos hôm qua đã chỉ trích Đức “thiên vị chủng tộc” trong vấn đề xử lý khủng hoảng tài chính Hy Lạp, đồng thời còn tỏ ý cho rằng, Đức không đưa ra một đền bù thỏa đáng nào khi gây ra thảm họa cho người Hy Lạp trong Thế chiến II.

Khi trả lời các phóng viên báo chí, ông Pangalos đã chỉ trích việc chính phủ Đức mong muốn lấy lòng người dân Đức nên đã kiên quyết phản đối viện trợ Hy Lạp, và không muốn để các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang chịu sức ép được đoàn kết nhất trí.

Một cuộc điều tra dân ý hồi tháng 2 của Đức cho thấy, đa số người dân Đức đều phản đối việc cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, thậm chí còn hy vọng Hy Lạp sẽ rút khỏi khu vực Eurozone. Tháng trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghị thượng đỉnh tại Brüssels (Bỉ) cho biết, Đức sẽ bổ sung một điều kiện “hà khắc” trong bất kỳ một phương án viện trợ Hy Lạp nào. Trước sự viện này, ông Pangalos cho rằng, việc Đức dùng thái độ này để giải quyết vấn đề là rất “vô lý”, không xem xét đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nông nghiệp Hy Lạp. Khi trả lời phỏng vấn của tờ “Báo Doanh nghiệp” (Bồ Đào Nha), ông này cho  rằng, đây là một thái độ “thành kiến chủng tộc”, không phù hợp với thực tế.

Cũng theo ông Pangalos, sở dĩ Đức không muốn cung cấp viện trợ cho Hy Lạp, là do các ngân hàng và nhà xuất khẩu Đức đang được hưởng lợi từ khủng hoảng kinh tế Hy Lạp.

Chính phủ Đức từ chối đưa ra lời bình luận trước những thông tin có liên quan đến ông Pangalos, nhưng bác bỏ lời tuyên ngôn của ông Pangalos trước đó liên quan đến sự bồi thường Thế chiến II của Đức. Chính phủ Đức cho rằng, Đức đã chi trả phí khoản tiền bồi thường chiến tranh cho Hy Lạp, và đã viện trợ hàng tỷ EUR cho quốc gia này.

Ông Pangalos còn cho biết, hiệp định mạng lưới an ninh tài chính mà lãnh đạo EU đã nhất trí hôm 25/3 là “một bước tiến lớn”, nhưng họ nên hành động trực tiếp. Theo thảo thuận này, nếu Hy Lạp không thể khống chế được thị trường tín dụng của mình, thì các nước khác sẽ cung cấp viện trợ cho họ.

Phó Thủ tướng Pangalos cũng cảnh báo thêm, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể lan rộng khắp khu vực Eurozone, Bồ Đào Nha sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Theo ông Pangalos: “Các bạn chính là những người hy sinh…Tôi không muốn tình trạng này sẽ xảy ra, chúng ta cần đoàn kết nhất trí, thoát khỏi tình trạng chi phí vay nợ tăng cao. Nhưng nếu không làm như vậy, nạn nhân bị ảnh hưởng tiếp theo có thể sẽ là Bồ Đào Nha”. Tất cả những điều mà chúng tôi hiện đang đối mặt là vì bản thân chúng tôi đã rơi vào tình hình vô cùng tồi tệ, còn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng có thể gặp phải tình cảnh như vậy”.

Chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm, thiếu sức cạnh tranh và thâm hụt ngân sách tăng cao, Bồ Đào Nha được coi là quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khu vực Eurozone do chịu tác động bởi khủng hoảng nợ Hy Lạp. Tuy nhiên, số lượng các khoản vay hiện tại của Bồ Đào Nha vẫn là thấp khoảng 3 lần so với Hy Lạp, hơn nữa, năm nay, tỷ lệ nợ mang tính dự đoán chiếm trong GDP của Bồ Đào Nha sẽ là 86%, thấp hơn rất nhiều so với mức 120% của Hy Lạp.