Phông chữ

Trung Quốc hiện kiểm soát tới hơn 90% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, trong khi Đức phải dựa vào rất nhiều loại vật liệu này để phát triển ngành công nghiệp điện tử.


Theo nguồn tin Reuters, Nga hôm qua đã đề nghị với Đức về một thoả thuận cung cấp khí đốt và đất hiếm dài hạn, gây sức ép lên Trung Quốc, nước hiện đang làm mưa làm gió trên thị trường đất hiếm.

Trung Quốc hiện kiểm soát tới hơn 90% nguồn cung đất hiếm trên thị trường toàn cầu, trong khi Đức phải dựa vào rất nhiều loại vật liệu này để phát triển ngành công nghiệp điện tử. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev như vậy đã mở cửa cho các doanh nghiệp Đức đầu tư khai thác đất hiếm ở Nga.

Trả lời phỏng vấn báo chí sau cuộc hội kiến với thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel và lãnh đạo các doanh nghiệp nước này ở Hanover ngày 19/7, tổng thống Medvedev cho biết “Chúng tôi sẵn sàng tham gia vào các mối quan hệ mới với người bạn của chúng tôi, bao gồm cả đất hiếm. Tôi đang đề cập đến một thoả thuận mới và hy vọng các nhà đầu tư Đức sẽ tham gia vào lĩnh vực này”

Trung Quốc trong tuần trước đã nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu đất hiếm nửa cuối năm 2011 về mức tương đương năm 2010, nhưng các đối tác thương mại như Liên minh châu Âu và Mỹ cho biết, nguồn đó vẫn không đủ để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định. 17 kim loại đất hiếm rất quan trọng cho các thiết bị điện tử, quốc phòng và ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.

Ngoài đất hiếm, Đức cũng rất cần khí đốt trong bối cảnh nước này đã quyết định đến năm 2020 sẽ đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân. Đây cũng là cơ hội lớn để Nga tăng lượng khí đốt bán cho bạn hàng lớn thứ ba của mình.

Nga sẽ cần thêm các nhà máy điện với tổng công suất 10 GW bởi nước này đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, và có mục tiêu nâng gấp đôi sản lượng năng lượng tái tạo trước năm 2022.

Tuần trước, Gazprom, tập đoàn sản xuất khí đốt lớn nhất của Nga và thế giới, cho biết đang đàm phán với tập đoàn năng lượng RWE của Đức để xây dựng một liên doanh sản xuất điện.

Chủ tịch Gazprom Zubkov khẳng định: “Chúng tôi sẽ đáp ứng tất cả lượng khí đốt mà nền kinh tế Đức cần thông qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc”.