Phông chữ

Việc bà Angela Merkel - Thủ tướng Đức được Tổng thống Mỹ Barack Obama mở quốc yến thiết đãi tại Nhà trắng ngày 7-6 đã mở ra một thời kỳ nồng ấm mới trong quan hệ giữa hai cường quốc đồng minh này.

Mỹ và Đức từng là những đồng minh thân thiết bậc nhất của nhau. Phụ thuộc và được Mỹ trợ giúp tái thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức hầu như tán thành và ủng hộ nhiệt thành Mỹ trong tất cả các vấn đề khu vực và quốc tế trọng yếu.

Thế nhưng, mối quan hệ này bắt đầu rạn nứt nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Khi đó, chính quyền của Thủ tướng Gerhard Schroeder cùng với chính quyền Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã phản đối việc Mỹ đơn phương tấn công Iraq mà không có sự cho phép của Hội đồng bảo an LHQ.

Quan hệ Mỹ-Đức sau đó cũng khó nồng ấm trở lại kể cả sau khi bà Merkel thay ông Schroeder trở thành Thủ tướng Đức vào cuối năm 2005. Chẳng những thế, mối quan hệ cá nhân giữa bà Merkel và ông Obama cũng vấp phải một số trục trặc khi ông Obama còn là ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ.

Đầu tiên là việc chính phủ bà Merkel từ chối cho phép ông Obama, ứng cử viên tổng thống năm 2008, phát biểu trước cổng Brandenburg (Đức), biểu tượng nổi tiếng thời Chiến tranh lạnh nơi mà các Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Ronald Reagan từng có các bài phát biểu tại đây. Sau đó, khi trở thành Tổng thống, ông Obama đã "trả đũa" bằng cách từ chối lời mời của bà Merkel tới dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ.

Trong 2 năm rưỡi cầm quyền vừa qua, Tổng thống Obama đã hai lần công du châu Âu nhưng vẫn chưa một lần thăm chính thức Đức dù về danh nghĩa vẫn là hai đồng minh then chốt của nhau. Không kể đồng minh chiến lược hàng đầu là Anh, ông Obama dành sự quan tâm và ưu ái tới những đồng minh mới ở Đông Âu như Ba Lan.

Quan hệ Mỹ-Đức đột ngột trở lại nồng ấm sau sự đón tiếp vô cùng trọng thị mà ông Obama dành cho bà Merkel trong chuyến thăm Mỹ bắt đầu từ 6-6. Không chỉ mời riêng một bữa ăn tối ấm cúng như những người bạn tri kỷ, tối 6-6 ông Obama còn mở quốc yến chiêu đãi trọng thể bà Merkel kèm 19 loạt đại bác chào mừng ngày 7-6.

Nghi lễ ngoại giao nhiều khi lại được dùng để thể hiện thái độ trong các mối quan hệ bang giao. Không khó để thấy vì sao mà quan hệ Mỹ-Đức đột nhiên nồng ấm trở lại.

Bà Heather Conley, một học giả về châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách và quốc tế Mỹ, cho rằng Đức đang có vai trò ngày càng tăng trong các vấn đề quốc tế, từ kinh tế toàn cầu hay cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu... cho tới tiến trình hoà bình Trung Đông và cuộc chiến tại Afghanistan. Đức hiện là một trong những đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến tại Afghanistan, nơi mà Washington đang tính tới chuyện rút dần quân về nước.

Trải thảm đỏ đón bà Merkel, ông Obama rõ ràng muốn tranh thủ Berlin chung vai gánh đỡ nhiều gánh nặng quốc tế.

  • Theo ANTD

Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua đã chủ trì quốc tiệc để thết đãi vị khách quan trọng của Nhà Trắng: Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Obama và phu nhân Michelle đứng đợi để tiếp đón nhà lãnh đạo Đức tại Cổng phía Bắc của Nhà Trắng.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Thủ tướng Đức Angela Merkel và phu quân Joachim Sauer tới quốc tiệc.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng

Bà Merkel đang có chuyến công du chính thức Washington đầu tiên kể từ khi nhậm chức thủ tướng 6 năm trước.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle chào đón phu quân Thủ tướng Đức.


Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Chụp ảnh lưu niệm trước khi bước vào quốc tiệc.
Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Tại quốc tiệc, Tổng thống Obama đã trao tặng Huân chương Tự do cao quý của Mỹ cho bà Merkel.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Ông Obama đã dành sự đón tiếp long trọng cho Thủ tướng Đức - người mà ông coi là một trong những đồng minh thân cận nhất trên trường quốc tế.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Hai nhà lãnh đạo nâng cốc chúc mừng.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ phát biểu tại Vườn Hồng.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Nhiều quan chức chính phủ Mỹ cũng được mời tham gia bữa tiệc, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Polesi và phu quân...

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng

... và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner cùng bà vợ Carole Geithner.
Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Các vị khách trò chuyện tại quốc tiệc, diễn ra ở Vườn Hồng của Nhà Trắng.
Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Quang cảnh Vườn Hồng vào tối 7/6.
Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng
Các món ăn được phục vụ trong quốc tiệc.

Thủ tướng Đức làm thượng khách tại Nhà Trắng

Trước đó, vào sáng thứ Ba theo giờ Mỹ, lễ đón chính thức Thủ tướng Đức với 19 phát súng chào mừng đã diễn ra tại Nhà Trắng.

An Bình
Tổng hợp