Liên minh cầm quyền Đức ngày 30-5 tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân trong nước trước năm 2022.
Sau khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (Nhật Bản) xảy ra sự cố rò rỉ bức xạ hạt nhân, Đức xuất hiện nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối năng lượng hạt nhân. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay lập tức thành lập tiểu ban điều tra để thăm dò tính khả thi của việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
Năng lượng hạt nhân là chủ đề nhạy cảm tại Đức và việc xoá bỏ năng lượng hạt nhân được người Đức ủng hộ. Do lo ngại các vấn đề về an toàn hạt nhân, phần lớn người Đức ủng hộ việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Mặt khác, tổng lượng điện mà Đức sử dụng chỉ có 1/4 đến từ điện hạt nhân.
Năm 2002, chính phủ Đức thông qua pháp lệnh “dần dần từ bỏ năng lượng hạt nhân”, xác định sẽ đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân tại Đức vào năm 2022. Tuy nhiên, vào tháng 10-2010, Quốc hội Đức đã thông qua kế hoạch kéo dài thời gian vận hành của các nhà máy điện hạt nhân từ năm 2022 đến năm 2035.
Mặc dù những năm gần đây, Đức đã có những tiến bộ đáng kể trong việc sử dụng năng lượng tái tạo nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn không nắm bắt đầy đủ năng lượng tái tạo có đủ bù đắp lượng điện bị thiếu khi đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân hay không. Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Roettgen ngày 30-5 khẳng định quyết định đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân của chính phủ Đức là không thể lay chuyển.
“Chúng ta cần ngưng sử dụng năng lượng hạt nhân càng sớm càng tốt và nhanh chóng bước vào kỷ nguyên năng lượng tái tạo” – Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Chính phủ Đức có tham vọng lớn là tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2020 sẽ chiếm 35%, năm 2030 là 50%, năm 2040 là 65% và năm 2050 trên 80% tổng lượng điện cung cấp.
Đồng thời, bà Merkel cũng công bố lượng phát thải carbon dioxide năm 2020 sẽ giảm 40%, năm 2030 giảm 50% và năm 2050 giảm hơn 80% so năm 1990. Điều này sẽ cho phép Đức trở thành nước tăng trưởng xanh nhất trong nhóm G20.
Kế hoạch năng lượng mới của Đức chắc chắn là một thách thức lớn về chi phí và tính khả thi. Tuy nhiên, Đức có khởi điểm tốt. Từ những năm 1990, dự luật năng lượng tái tạo đã mở đường cho kỷ nguyên năng lượng tái tạo, Đức đã đầu tư hàng tỉ euro vào các dự án năng lượng xanh.
- (theo BBC, Ifeng, Sina)
Thủ tướng Đức: Năng lượng hạt nhân không còn lựa chọn đúng
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc