Phông chữ

Theo ông Axel Weber - chủ tịch của Bundesbank, Đức đã có lý khi áp đặt những điều khoản nghiêm ngặt đối với các quốc gia thỉnh cầu tới cứu trợ tài chính của châu Âu.


Ông Axel Weber cho biết, châu Âu chỉ nên hỗ trợ cho các quốc gia khi không còn cách nào khác. Ông tin rằng việc tái cấu trúc tài chính công tại mỗi quốc gia châu Âu là “một sự cần thiết dễ hiểu”. “Các quốc gia cần củng cố tài chính công. Tôi nghĩ trách nhiệm tài chính chỉ tuỳ thuộc vào các quốc gia đang được xem xét”, ông cho biết.

Đức là trung tâm của những nỗ lực nhằm tìm ra một cơ chế hỗ trợ lâu dài cho các quốc gia khu vực Eurozone - nơi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về tài chính. Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức một hội nghị tại Brussels vào cuối tháng 3 khi những người đứng đầu các chính phủ hi vọng phê chuẩn “một gói giải pháp toàn diện” phục vụ cho nỗ lực thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ đấu tranh chống lại bất kỳ cơ chế nào kéo họ vào hoạt động bảo hiểm tài chính công của các quốc gia khác tại Eurozone bằng cách bảo hiểm để mua trái phiếu của họ hay cho họ vay tiền. Theo ông Axel Weber: “Một số quốc gia có thể thoát khỏi một hoàn cảnh tồi tệ bằng chính sức lực của họ thì trước tiên hãy luôn luôn lựa chọn con đường đó. Nếu không thể, họ có thể phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc gia khác.”

Vị chủ tịch của Bundesbank cho rằng ông đã không thấy sự thâm hụt công nào trong một hoàn cảnh khi Đức áp dụng những điều khoản nghiêm ngặt đối với các quốc gia như Hi Lạp và Cộng hoà Ai-len. Ông cho biết “Nếu họ thỉnh cầu sự trợ giúp từ quốc gia khác, các quốc gia sẵn sàng giúp đỡ sẽ đưa ra những điều khoản cụ thể cho họ, đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Việc một chủ nợ đưa ra các điều khoản cho bên nợ là hoàn toàn hợp lý. Đây cũng là những gì mà nhiều định chế quốc tế cũng như quỹ châu Âu sẽ áp dụng. Vì thế, đó là việc làm đúng đắn, tôi không muốn thay đổi nó và bất cứ chính sách nào khác sẽ là phản tác dụng.”

Gần đây, ông Webber đã thông báo ý định rút lui chức chủ tịch của Bundesbank. Trong vai trò này ông có triển vọng thay thế chức chủ tịch hiện tại của ngân hàng TW châu Âu (ECB). Ông Webber cũng cho biết việc ông không đồng tình với chiến lược mua trái phiếu chính phủ từ các quốc gia có mức nợ cao đã khiến ông không phù hợp với chức vị chủ tịch ECB.

 


Bùi Huyền