Phông chữ
http://thpt-dongquan.com/uploads/News/pic/small_1244836756.nv.jpgNền kinh tế Đức đã chậm lại trong quý III, sau khi tăng trưởng kỷ lục trong quý II do sự phục hồi uể oải của nền kinh tế đã kéo nhu cầu xuất khẩu đi xuống.

GDP, được điều chỉnh theo ảnh hưởng của mùa, tăng 0,7% so với quý II. Đưc được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của 16 nền kinh tế Châu Âu khi các quốc gia khác đang rơi vào cái bẫy của nợ công, như Ireland, Bồ Đào Nha, Hi Lạp. Theo dự báo của các nhà tư vấn kinh tế trong hội đồng Chính phủ, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này sẽ tăng trưởng 3,7% trong năm nay. Đây sẽ là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 1991.

Andreas Scheuerle, nhà kinh tế học thuộc Dekabank, Frankfurt cho biết tiêu dùng tăng cao, hoạt động đầu tư mạnh mẽ. Nước Đức đang phát triển với tốc độ cao.

Thương mại và đầu tư cũng như chi tiêu hộ gia đình và chính phủ đã góp phần vào tăng trưởng GDP trong quý III.

“Một số người có thể nghĩ rằng đây là dấu hiệu của một sự chậm lại, nhuwngtheo quan điểm của chúng tôi, “”bình thường” là một từ thích hợp hơn.” Carsten Brzeaki, nhà kinh tế học thuộc ING, Brussels cho biết. “Kết quả ấn tượng của quý II là một hiện tượng chỉ xảy ra một lần, và khó có thể sớm lặp lại.”

Cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu đang nới rộng khoảng cách giữa các nước thành viên. Trong khi các nền kinh tế như Đức, Pháp, Áo và Bỉ đang tăng trưởng, Hi Lạp có thể sẽ chứng kiến sự suy giảm 4,3% trong quý III, quý thứ 7 liên tiếp. Trong khi đó, GDP của Bồ Đào Nha có thể giảm 0,1%, các nhà kinh tế học dự đoán.

Điều này có thể sẽ thúc ép Ngân hàng Trung ương Châu Âu tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích cũng như giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục như hiện nay.

Aline Schuiling, nhà kinh tế học thuộc ABN Amro Bank NV, Amsterdam nhận xét “Nếu bạn nhìn vào tăng trưởng, thị trường việc làm và tình hình tài chính của chính phủ Đức, tất cả sự gia tăng này sẽ sớm cần một động thái nâng lãi suất. Nhưng ECB không thể tách rời Đức ra khỏi các khu vực khác của Liên minh Châu Âu. Chính phủ có lẽ cần phải thực hiện thêm các biện pháp thắt chặt tài khoá nếu họ muốn ngăn chặn nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng.”

Trước đó, chính phủ Đức đã thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để thu hẹp thâm hụt ngân sách. Cho tới nay, Đức đã trở nên “bớt phụ thuộc vào xuất khẩu, và tập trung hơn vào nhu cầu nội địa,” Alexander Koch, nhà kinh tế học thuộc Unicredit tại Munich cho biết. “Hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục được gia tăng. Trên tất cả, hoạt động tiêu dùng đã mở rộng một cách đáng chú ý.