Phông chữ

Trong số trên có 70 tên từng trải qua các cuộc tập luyện ở các trại huấn luyện của bọn khủng bố. 40 tên từng tham gia các vụ tấn công ở Afghanistan. Tính từ đầu năm 2009, lực lượng cảnh sát Đức đã ngăn ngừa được 26 vụ bạo lực nhen nhóm khủng bố.


Các cơ quan chức năng Đức mới đây bắt đầu đi vào điều tra lời tuyên bố của một phần tử Hồi giáo cực đoan tại Hamburg, tên này từng bị bắt giữ bởi quân đội Mỹ ở Afghanistan, theo đó, hắn và đồng bọn đã vẽ ra kịch bản tấn công vào Đức và các nước láng giềng. Nhân vật trên chính là Ahmad S, một trong những tên Hồi giáo cực đoan nguy hiểm, từng tới Pakistan và Afghanistan vào năm 2009.

Khi Đức trở thành mục tiêu tấn công sau Anh, Pháp, Mỹ

Sau lời tuyên bố của phần tử cực đoan trên, các cơ quan chức năng Đức đang đẩy mạnh điều tra trên diện rộng tại Afghanistan, nơi mà các tên Jihad "thánh chiến" đặt mục tiêu tấn công nước Đức.

Cơ quan An ninh Mỹ đã bắt giữ Ahmad S. vào đầu tháng 7/2010 sau khi có những nghi ngờ tên này từng tham gia khủng bố. S., 36 tuổi, đến từ Hamburg, Đức, đã từng bị thẩm vấn tại nhà tù quân sự Mỹ  ở Baghram. Hắn từng ấp ủ nhiều ý nghĩ tấn công Đức và các nước láng giềng. Phía Mỹ cũng đang xem xét rằng, tù nhân này là một nguồn thông tin quan trọng. S. cũng được tin rằng, là thành phần quan trọng của các hoạt động Hồi giáo cực đoan ở Uzbekistan, một tổ chức Hồi giáo đã thành công trong việc tuyển thêm một số tên Hồi giáo cực đoan mới từ Đức.

Kể từ khi tên này bị bắt giữ, Bộ Ngoại giao Đức cũng đã đưa ra một vài yêu cầu, kêu gọi các nhà ngoại giao Đức tại Afghanistan luôn truy cập thông tin về S., một người Đức gốc Afghanistan. Bộ Nội vụ Đức và các nhân viên an ninh đã rất quan tâm tới tên tù nhân này, họ tin tưởng rằng, S. đã rời Đức vào đầu tháng 3/2009 cùng với người vợ gốc Indonesia và một cặp vợ chồng mới cưới khác bắt đầu từ Hamburg. Có thể các tên nghi phạm đã bay theo lộ trình qua Qatar tới Peshawar, từ đó đi tới biên giới Afghanistan-Pakistan.

Nơi phần tử Hồi giáo cực đoan tiền khủng bố gây dựng môi trường hoạt động

Sự kiện khủng bố tày trời nhắm vào nước Mỹ năm 2001 là một sự kiện đáng nhớ. Trong bản danh sách điều tra của FBI đã cho thấy, có 1 tên khủng bố mang quốc tịch Đức, ngoài ra còn có nhiều tên khác  gốc Arab  từng được huấn luyện bí mật các khoá lái máy bay, thực tập vũ khí tại Hamburg với sự trợ giúp của nhiều tên khác.

Thực ra, nước Đức không phải là nơi thu hút nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan, tên khủng bố, nhưng vì nơi đây từng có Mỹ đóng quân thời chiến tranh lạnh nên hút các phần từ Hồi giáo quá khích đến. Năm 1986, hộp đêm Labelle gần bức tường Berlin, hàng rào ngăn cách Đông-Tây Đức, nơi có nhiều lính Mỹ trú ngụ cũng đã bị khủng bố, điều tra vụ việc ra ánh sáng vẫn trong im lặng, chỉ biết rằng, thủ phạm tình nghi hàng đầu là một người Lybia.

Năm 1996, một số người Palestine được xem là có liên quan tới vụ khủng bố trên cũng đã bị bắt giữ. Năm 1972, Thế vận hội thể thao thế giới diễn ra tại Munich cũng đã bị khủng bố nhằm vào đoàn vận động viên Israel, vụ việc đã từng được dựng thành phim ăn khách cùng tên của Hollywood. Sau vụ khủng bố này đã nhen lên làn sóng bạo lực trong cộng đồng người nước ngoài tại Đức giữa người Kurd và người Thổ Nhĩ Kỳ.

Một cuộc khủng bố khác bằng bom xăng từng xảy ra ở Osnabrck, Nam nước Đức vào cuối tháng 6/1996, nơi mà binh lính Anh từng đóng quân sau Thế chiến 2 và hiện vẫn còn khoảng 5.000 lính. Tuy không ai thiệt mạng nhưng đã phá hoại nhiều nhà thờ, làm náo loạn cộng đồng dân cư. Thủ phạm bị nghi ngờ là thành viên của quân đội CH Ireland. Trước đó, năm 1989 cũng có những cuộc khủng bố khác nhắm vào quân đội Anh đóng quân ở địa bàn trên. Theo các chuyên gia, người Đức không phải là mục tiêu mà bọn khủng bố nhắm tới, mục tiêu là các công dân nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp ngoại quốc… đang làm ăn sinh sống ở Đức.

Tuy vậy, trong thời gian ngắn 2009, hàng tá những tên Hồi giáo cực đoan đã bất ngờ biến mất khỏi Đức, các quan chức an ninh nước này tin tưởng, những tên trên đã thường xuyên nhận được các bài huấn luyện cũng như tham gia cách sử dụng vũ khí và các chất gây nổ. Nhóm này di chuyển vòng quanh Thánh đường Taiba ở Humburg, gần đây đã bị đóng cửa bởi các quan chức, nhưng vẫn được viếng thăm thường xuyên bởi các tế bào khủng bố từng dính dáng tới vụ khủng bố nhắm vào Washington và New York ngày 11/9/2001.

Trở lại trường hợp của phần tử Hồi giáo cực đoan Ahmad S., hắn cũng thường xuyên liên lạc với các nhóm thân cận, từng chở cha hắn Mounir el Motassadeq tới nhà tù thăm Motassadeq, người đã từng bị kết án 15 năm tù năm 2007  bởi một toà án Đức vì đã tham gia vụ khủng bố 11/9. Năm 2002, S. cũng đã đi nghỉ cùng gia đình Motassadeq ở Marroco.

Cũng như Motassadeq, S. từng làm việc tại sân bay Humburg, ở đó, hắn làm công việc dọn sạch máy bay sau lộ trình bay. Một phần tử Hồi giáo cực đoan Đức gốc Syria khác, cũng bị dẫn độ từ Pakistan tới Đức hai tháng trước và hiện tại bây giờ đang phải ngồi tù ở Đức. Cơ quan chức năng chỉ định bắt giữ tên này sau khi có những nghi ngờ hắn là thành viên của nhóm khủng bố nước ngoài, các công tố viên Liên bang hiện cũng đang điều tra thêm thông tin về tên này và tên S..

 

Đức khống chế phần tử Hồi giáo cực đoan có âm mưu khủng bố hàng loạt

Nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan từng tham gia chiến trận ởAfghanistan hiện đang tung hoành tại Đức.

400 phần tử Hồi giáo cực đoan nguy hiểm đang tập trung ở Đức

Mới đây, người đứng đầu đơn vị Cảnh sát chống tội phạm Liên bang Đức đã nói với giới truyền thông rằng, hiện quốc gia này có khoảng 400 tên Hồi giáo cực đoan nguy hiểm. Trong đó có khoảng 130 tên có thể trở thành khủng bố sát thủ cùng với 278 tên hỗ trợ và nhiều tên khác có liên quan. Tuy nhiên, cảnh sát trưởng Jrg Ziercke ở cơ quan trên cho rằng, hoạt động khủng bố và tội phạm ngày càng phức tạp, nguy hiểm, nhưng mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát.

Hiện nay, cơ quan trên có nhiệm vụ kiểm soát các chuyến đi của các tên Hồi giáo trên từ Đức tới Afghanistan và Pakistan. Ziercke cũng đưa ra bằng chứng rằng, có 70 tên Hồi giáo cực đoan nguy hiểm từng trải qua các cuộc tập luyện ở các trại huấn luyện của bọn khủng bố. 40 tên trong số này từng tham gia các vụ tấn công ở Afghanistan, tính từ đầu năm 2009 tới nay, lực lượng cảnh sát Đức đã ngăn ngừa được 26 vụ bạo lực nhen nhóm khủng bố, đồng thời trục xuất chúng về nước.

Ziercke không tin rằng, Al Qaeda còn khả năng tái xuất các vụ khủng bố như năm 2001, các lãnh đạo của Al Qaeda hay những tên khủng bố  hàng đầu khác giờ chỉ còn địa phận hoạt động ẩn nấp tại Waziristan, Pakistan. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tên khủng bố nguy hiểm ở Bắc Mỹ, Yemen, Arab Saudi, Iraq


Minh Nguyễn
(theo Spiegel)