feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Được xây dựng thuần tuý với mục đích tự vệ và gìn giữ hoà bình, quân đội Đức hiện đang tham chiến ở Afghanistan. Bây giờ đất nước này đang chịu đựng nỗi ám ảnh từ quá khứ và cố gắng hoá giải trước những thực tế của cuộc chiến.

Cái chết của anh lính Robert Hartert, 25 tuổi, cuối cùng đã được loan báo tới quê hương Wilsdruff của anh. Hartert là một trong số bảy lính Đức bị thiệt mạng hồi tháng 4, khiến cho tháng này trở thành tháng đẫm máu nhất đối với quân đội Đức, kể từ khi họ tham chiến năm 2002. Tổng cộng có 43 người đã ngã xuống từ khi chiến dịch Afghanistan bắt đầu. Mặc dù tỉ lệ này không tới 1% so với con số 4.350 lính Đức có mặt ở Afghanistan, nhưng điều đó vẫn trở thành lớn chuyện đối với một đất nước đã trải qua hai thế hệ không biết đến chiến tranh.  

Dù sao chăng nữa, quan điểm của người Đức sau sự sụp đổ của Hitler là không bao giờ có những người lính Đức phải ra trận nữa. Sau năm 1945, quân đội Đức, Bundeswehr, được thành lập năm 1955 chỉ thuần tuý để bảo vệ các biên giới chống ngoại xâm. Nhưng quan điểm này đã bắt đầu thay đổi trong thập niên 1990, khi quân Đức tham chiến ở Kosovo như những lực lượng gìn giữ hoà bình. Afghanistan cũng thế, được xem như mục đích nhân đạo, để xây dựng đường sá, trường học và giúp đỡ dân địa phương.

Bên cạnh đó, còn một sự thật khốc liệt khác: những người lính đã giết địch và đôi khi cả những người vô tội nữa. Tháng 9-2009, các quan chức Đức đã ra lệnh đánh bom ở tỉnh Kunduz khiến hơn 140 người chết, trong số đó có hàng chục nạn nhân là thường dân. Vụ việc đã gây nên sự phản đối kịch liệt trong nước. Đối với nhiều người am hiểu điều đó có nghĩa là đã đến lúc quân Đức phải về nhà, nơi họ không giết chóc ai và cũng không có ai ám hại họ. Một cuộc thăm dò gần đây của Viện Allensbach cho thấy 65% người Đức muốn rút quân khỏi Afghanistan.

Robert Hartert đã muốn nhập ngũ từ khi còn tuổi teen. Anh đã gia nhập quân đội cách đây ba năm và chọn gia nhập đơn vị đặc biệt Fallschirmjager ưu tú. Nhiều người lính trong đơn vị của anh cũng hăng hái như vậy. Một hạ sĩ trong đơn vị của Hartert, còn sống sót sau vụ tấn công ngày Good Friday (Ngày thứ sáu tốt lành - ngày cận Lễ Phục sinh), yêu cầu được giấu tên để bảo vệ cho gia đình mình, cho biết: Điều cuối cùng tôi muốn sau khi rời trường học là trở về cuộc sống bình thường. Tất cả chúng tôi đều muốn như thế.

Cuộc phiêu lưu tới hồi kết thúc khi Hartert và hai đồng ngũ, Nils Bruns và Martin Augustyniak, ngã xuống trên một con đường nhỏ bụi bặm ở làng Isa Khel gần thành phố Kunduz. Cuộc tuần tiễu của khoảng 30 lính Đức đã bị kẹt cứng dưới hoả lực của các tay súng Taliban trong ba giờ liền, trước khi đơn vị cho tải thương binh về bệnh xá ở căn cứ. Hartert và Bruns đã chết ngay lập tức. Sau đó quân Mỹ mới tới giải cứu quân Đức bằng những máy bay trực thăng Black Hawk.

Câu chuyện không dừng lại ở đó, bà Karola Rosendahl, mẹ của Bruns, đã quy trách nhiệm về việc thiếu trang bị dẫn đến cái chết của con trai. Thông qua các uỷ viên công tố ở Potsdam, bà làm hồ sơ khởi kiện Bộ trưởng quốc phòng Karl-Theodorzu Guttenberg và các tướng lĩnh Đức ở Afghanistan. Sau đó các uỷ viên công tố Berlin nhận thấy không có lý do gì để điều tra chống lại bộ trưởng nên bỏ qua vụ này.

Chỉ riêng năm ngoái, quân đội đã mở trung tâm đầu tiên để điều trị triệu chứng rối loạn stress hậu chấn thương tâm lý (PTSD), tên là Trung tâm Trauma thuộc Quân y viện Đức ở Berlin. Con số các vụ PTSD của lính Đức đã tăng lên trong bốn năm qua, từ 85 vụ năm 2006 đến 466 vụ năm 2009. Chế độ quân dịch ở Đức hiện nay kéo dài vỏn vẹn trong sáu tháng, đồng thời chỉ được triển khai ra nước ngoài nếu người lính tình nguyện và đồng ý kéo dài thêm thời gian phục vụ trong quân ngũ.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.