feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Phong trào Identitarian - Chủ nghĩa dân tộc độc đoán - đang tăng tốc ở châu Âu và đặc biệt nổi lên như một hiện tượng ở Áo. Phong trào này liệu có nguy hiểm và có gì đáng chú ý?


Foto: Tàu C-Star được điều hành bởi các nhà hoạt động chống nhập cư của Áo ở phía Bắc bờ biển Libya


Vào khoảng nửa đêm, một nhóm thanh niên Áo sử dụng cần cẩu để choàng chiếc niqab (trang phục dành cho phụ nữ Hồi giáo) lên bức tượng Nữ hoàng Maria Theresa cao 20m ở Thủ đô Vienna. Kèm theo đó là một tấm biển với dòng chữ “Hồi giáo? Không, cảm ơn!”. Hành động này do chi nhánh của phong trào Identitarian được biết đến khắp châu Âu thực hiện.

Hành động nhân danh “những người yêu nước”

Identitarian là phong trào theo chủ nghĩa dân tộc mới ở châu Âu, đặc biệt ở chỗ nó gắn bó với phương tiện truyền thông xã hội, như các Identitarian của Áo thường sử dụng Internet để kêu gọi, hối thúc hành động trên đường phố. Mang theo các băng rôn khổng lồ và các chai máu giả, nhóm này còn trèo lên mái nhà của trụ sở Đảng Greens tại Graz, miền Nam nước Áo và xông vào một nhà hát có chương trình biểu diễn của người tị nạn ở Vienna, phát tờ rơi tuyên bố “giết chết chủ nghĩa đa văn hóa”. Tiếng tăm nhất phải kể đến sự kiện nhà đồng sáng lập nhóm 29 tuổi người Áo, Martin Sellner, đã giúp thuê một con tàu ngăn chặn người di cư từ Libya vượt qua Địa Trung Hải để “bảo vệ châu Âu”.

Identitarian được khởi xướng ở Pháp vào năm 2003. Gần đây, chi nhánh của nó ở Áo đã trở thành một hiện tượng nổi lên. Farid Hafez, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Salzburg cho rằng, chủ nghĩa dân tộc độc đoán là một “hình thức phân biệt chủng tộc được hiện đại hóa”. Để thoát khỏi cái mác chủ nghĩa phân biệt chủng tộc truyền thống, nhóm này chỉ nhận họ là “những người yêu nước”.

Tháng trước, một tòa án ở Graz đã tha bổng 17 thành viên và những người ủng hộ của nhóm về tội hình thành tổ chức tội phạm và kích động thù hận chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hồi giáo. Phán quyết định này của tòa án có khả năng khuyến khích các nhóm như Identitarian.

Trong một video trên YouTube đăng hôm sau ngày tòa tuyên án, Sellner chia sẻ, nhóm được tha bổng nhờ chiến thuật không thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Nhưng mối quan tâm của họ là một châu Âu đồng nhất chỉ người da trắng, khi mà lục địa này đang bị đe dọa từ người nhập cư ở Trung Đông và châu Phi. Lý thuyết của họ dựa trên số liệu thống kê và dự báo nhân khẩu học chưa được chứng minh. Hiện công dân Liên minh châu Âu không phải người châu Âu chiếm 4%.

Identitarian được khởi xướng ở Pháp vào năm 2003. Gần đây, chi nhánh của nó ở Áo đã trở thành một hiện tượng nổi lên. Farid Hafez, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Salzburg cho rằng, chủ nghĩa dân tộc độc đoán là một “hình thức phân biệt chủng tộc được hiện đại hóa”. Để thoát khỏi cái mác chủ nghĩa phân biệt chủng tộc truyền thống, nhóm này chỉ nhận họ là “những người yêu nước”.

Ý tưởng của họ là tách riêng các nhóm sắc tộc và hạn chế tự do tôn giáo sao cho người Hồi giáo cảm thấy bị buộc phải trở về nơi xuất xứ của họ, từ đó bảo tồn bản sắc châu Âu. “Đằng sau sự che giấu ngôn ngữ, các video truyền thông xã hội bóng bẩy và các pha nguy hiểm, những gì bạn thấy đó là những người có quan điểm cực đoan”, Phát ngôn viên của Hope not Hate - một tổ chức có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên nghiên cứu chống phân biệt chủng tộc nói.

Quan điểm của công chúng cũng cực đoan hơn

Sự nổi lên của nhóm này song song với những thay đổi trên chính trường Áo. Vào tháng 12-2017, Đảng Tự do cực hữu đã lên nắm quyền trong một Chính phủ liên minh với Đảng Nhân dân bảo thủ. Kể từ đó, Chính phủ đã đề xuất cắt giảm chi trả phúc lợi cho người nước ngoài và siết chặt thủ tục nhập tịch đối với người tị nạn. Từ 90.000 người xin tị nạn ở Áo vào năm 2015, trong 8 tháng đầu năm 2017, số lượng người nộp đơn xin nhập cư chỉ còn 17.000 người. Khi quan điểm cực hữu trở nên chủ đạo hơn, một cuộc khảo sát năm 2017 của Tổ chức Bertelsmann cho thấy, hơn 1/4 người Áo không theo đạo Hồi không muốn hàng xóm của mình là người Hồi giáo.

Emran Feroz - nhà báo độc lập có bố mẹ là người Afghanistan lớn lên ở Áo cho biết, vài năm qua, ông nhận thấy quan điểm phân biệt chủng tộc, chống người tị nạn và Hồi giáo gia tăng đáng kể. Những nhóm thiểu số nhưng tích cực của Áo đã tìm thấy động lực mới khi Chính phủ hợp pháp hóa quan điểm của họ thông qua các liên minh không chính thức. Còn Manes Weisskircher, nhà khoa học chính trị tại Dresden (Đức) nhận định: “Sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc độc đoán không ảnh hưởng đến chính trị đương thời, nhưng phản ánh vấn đề nổi bật nhất trong xã hội hiện nay đó là vấn đề nhập cư và hội nhập, đặc biệt là người Hồi giáo”.

Yến Chi (ANTĐ Theo DW)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.