Phông chữ

Mới đây, hai nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức khi gặp mặt với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bày tỏ nỗi lo về phương thức đối đãi với các doanh nghiệp nước ngoài của Trung Quốc. Đây là một trường hợp mới nhất mà các doanh nghiệp đa quốc gia nhận xét về những chính sách gây bất lợi cho họ trong quá trình cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.


Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty khoa học thực vật BASF – ông Jurgen Hambrecht và CEO của Siemens AG – ông Peter Loscher đã tiến hành hội đàm với TTg Ôn Gia Bảo. Theo tiết lộ của những người tham gia cuộc họp, họ đã nhắc lại lời chỉ trích của các công ty nước ngoài về một số quy định của Trung Quốc, các công ty nước ngoài tố cáo rằng, những quy định này khiến họ phải lấy quyền sở hữu trí tuệ có giá trị để đổi lấy tấm vé gia nhập vào thị trường. Những lời tố cáo này được phát biểu tại hội nghị bàn tròn tổ chức tại Tây An hôm thứ Bảy (17/7) vừa qua, những người tham dự hội nghị bao gồm các vị lãnh đạo của các doanh nghiệp Đức và Trung Quốc, còn có cả TTg Trung Quốc Ôn Gia Bảo và TTg Đức Angela Merkel đang ghé thăm Trung Quốc.

Những lời than phiền trên phản ánh việc ngày càng có nhiều lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài tức giận về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đang ngày một xấu đi, nhưng do các nhà báo Đức đã tham dự hội nghị, khiến lời chỉ trích này được công khai một cách bất thường. Vào tháng trước, phát biểu tại một bữa tiệc tư nhân được tổ chức ở Rome, CEO của hãng điện khí General Electric (GE) – ông Jeffrey Immelt cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng làm ăn khó khăn hơn tại Trung Quốc.

Các phóng viên của hãng thông tấn Presse-Agentur (Đức) tham dự hội nghị đưa tin, ông Hambrecht đã than phiền rằng, để kinh doanh tại Trung Quốc, các doanh nghiệp phải đứng trước khó khăn “bắt buộc phải công khai công nghệ, điều này không hoàn toàn phù hợp với những lý giải của chúng tôi về mối quan hệ hợp tác.

Báo Handelsblatt của Đức cũng cho hay, ông Loscher đã nhắc lại chuyện các doanh nghiệp nước ngoài đều than phiền về những quy tắc thu mua do Trung Quốc khởi soạn, việc này sẽ khiến những doanh nghiệp “có phát minh bản địa” nhận được ưu thế lớn hơn, các doanh nghiệp nước ngoài lo lắng, chính sách này sẽ khiến họ mất đi hàng chục tỷ USD trong các đơn đặt hàng của chính phủ. Ông Loscher còn hối thúc Trung Quốc từ bỏ những hạn chế đầu tư trong một vài lĩnh vực nào đó, mà trong các lĩnh vực này các doanh nghiệp nước ngoài cần phải thành lập công ty liên doanh vốn với công ty Trung Quốc mới có thể tiến hành đầu tư.

Bên cạnh đó, phía Đức còn bày tỏ nỗi lo về biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu đất hiếm của chính phủ Trung Quốc. Đất hiếm ngày càng được ứng dụng nhiều trong phin xe hơi chạy bằng động cơ điện và các sản phẩm công nghệ cao. Trữ lượng kim loại đất hiếm của Trung Quốc chiếm vị trí số 1 thế giới.