feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

"Đồng EUR là cơ hội cuối cùng để châu Âu trở thành một lực lượng quan trọng trên thế giới, nếu nó sụp đổ, đó sẽ là một thảm họa".


Khủng hoảng nợ công đã khiến viễn cảnh đồng EUR thêm u tối, trước “luận điệu đồng EUR sụp đổ” mà các phương tiện truyền thông phương Tây đang rêu rao, “cha đẻ của đồng EUR”, người đạt giải Nobel kinh tế - Robert Mundell đã kiên quyết phủ định rằng: “Đây là điều không thể. Nếu thật sự có chuyện như vậy, Liên minh châu Âu EU sẽ lại một lần nữa đứng trước các vấn đề mà khu vực này đã từng đối mặt vào thập niên 1980 của thế kỷ 20 như lạm phát nghiêm trọng, tiền tệ mất giá. Cuối cùng, đồng EUR sụp đổ sẽ phá hỏng sự ổn định kinh tế, khiến châu Âu rơi vào vùng bùn.

Thời gian gần đây, đồng EUR liên tục đi xuống. Một bản điều tra đối với 25 chuyên gia kinh tế hàng đầu của Anh cho thấy, đại đa số các học giả đều cho rằng, viễn cảnh đồng EUR không lạc quan hoặc trong vòng 5 năm tới vận mệnh của nó sẽ sụp đổ. Thậm chí có chuyên gia còn nhận định, khả năng đồng EUR vượt qua cuộc khủng hoảng lần này là con số 0.

Khi trả lời câu hỏi của đám phóng viên, ông Mundell – “cha đẻ của đồng EUR” bày tỏ rõ ràng rằng, thể chế đồng EUR không thể bị phá vỡ, “tiền tệ châu Âu không thể bị giải thể, đây là cơ hội cuối cùng để châu Âu tiếp tục duy trì sự bền vững, trở thành lực lượng quan trọng nhất trên thế giới trong con đường đi lên, đồng EUR sụp đổ sẽ là một thảm họa. Nếu thật sự xảy ra điều này, đó sẽ là một tin cực kỳ xấu không chỉ với châu Âu mà còn đối với Mỹ và Trung Quốc, thậm chí còn với cả thế giới.

Trước nỗi lo về sự mất giá của đồng EUR, ông Mundell cho rằng, mức tỷ giá hiện nay của đồng EUR là hợp lý. “Cần phải bảo đảm đồng EUR không thể ở mức cao”, theo quan điểm của ông này, “đồng EUR tăng giá có thể tăng thêm niềm tự hào cho người châu Âu, nhưng thực tế lại có hại mà không có lợi cho nền kinh tế, bởi vì đồng EUR cao sẽ làm tổn hại đến tình trạng ngân sách của chính phủ các nước, cái giá này phải trả này quá đắt”.

“Nếu 4 năm trước, đồng EUR ngừng tăng giá thì sẽ không xuất hiện cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng như hiện nay. Trái lại, đồng EUR tăng lên mức 1EUR đổi 1,64USD của tháng 6/2008, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề mà hiện chúng ta đang phải đối mặt”, ông Mundell thẳng thừng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong khi bảo vệ đồng EUR, ông Mundel cũng cho rằng, đồng EUR thật sự đang tồn tại vấn đề dưới tầng sâu hơn, việc giải quyết các vấn đề này vẫn cần EU và Ngân hàng trung ương châu Âu ECB nỗ lực nhiều hơn để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia và khu vực khác. “Khủng hoảng đồng EUR đã dạy cho chúng ta một bài học truyền thống, đó là chính phủ các nước cần xác định chi tiêu theo thu nhập của mình”, ông Mundell phân tích.

Cũng theo ông này, những nước có thu nhập không cao như Hy Lạp, sau khi gia nhập vào Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, nhanh chóng noi theo các nước có thu nhập có tương đối cao như Đức, đã bắt đầu chi tiêu nhiều và chính sách phúc lợi cao, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng nợ hiện nay.

Ông Mundell còn kiến nghị, có thể tích hợp cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Eurozone thành “khủng hoảng nợ Eurozone”, sau đó, tạo ra nhiều quyền lực nợ cho mỗi một chính phủ, đồng thời còn giám sát tình trạng ngân sách tài chính của nước đó, đương nhiên, cần thiết lập chế độ để hạn chế thêm.

Trong quá trình này, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để ngăn chặn các chính phủ chi tiêu quá độ. “Chính phủ Hy Lạp có thể vay nợ lớn để tiêu tiền, hậu quả chính là vỡ nợ, khả năng này đồng nghĩa, Hy Lạp phá sản. “EU và ECB sẽ không cho phép chính phủ phá sản, trong tình huống này, EU và ECB cần phải tăng cường hạn chế với chính phủ này”.

Bên cạnh đó, ông Mundell cũng đồng tình với đề nghị của Thủ tướng Đức Merkel là nên tước quyền biểu quyết của những chính phủ vi phạm quy định của khu vực Eurozone, theo ông này, đây có thể là một phương án giải quyết.

Hiện tại, các nước thành viên EU cần phải hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua cửa ải khó khăn. “Một số nước khác cũng đã từng làm như vậy, chẳng hạn như Nhật Bản. Vào thập niên 1980 và 1990 của thế kỷ trước, nước này đã từng trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm 1995, tỷ giá đồng Yên/USD đã tăng 3 lần, khi đó, hệ thống ngân hàng Nhật Bản gần như sụp đổ, nhưng Nhật Bản vẫn thật cẩn thận, giải quyết từng bước một và cuối cùng đã thành công, châu Âu có thể học hỏi kinh nghiệm này”.

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.