Phông chữ

Quan chức cấp cao lực lượng cảnh sát Đức đã cảnh báo một số người di cư đến châu Âu là chiến binh IS giả dạng nhằm thực hiện âm mưu tấn công khủng bố.

Số người tị nạn đến Đức đạt khoảng 950.000 người trong năm 2015. Cảnh sát trưởng Hans-Georg Maasen cho biết một số người đàn ông tị nạn là chiến binh IS và họ có kế hoạch thực hiện “nhiệm vụ chiến đấu” khi đặt chân lên đất châu Âu.

Theo ông Maasen, các nhà chức trách nhận định có khoảng 7.900 người gốc Hồi giáo ở Đức chủ trương bạo lực và cố gắng tuyển dụng những người tị nạn.

Ông Maasen cũng cho biết rằng, tại văn phòng của ông, mỗi tuần đều nhận được 1 hoặc 2 thủ thuật ở mức “khá cụ thể” được khai ra từ các kẻ tình nghi về kế hoạch khủng bố. Ông gọi những kẻ cực đoan của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là “chuyên gia chiến đấu”, nguy hiểm hơn cả những kẻ từ Al – Quaida.

Günther Oettinger – tên chính sách tị nạn của Đức đưa ra trong năm nay giống như thỏi nam châm thu hút người tị nạn và hiện tại chính sách này đang phải nhận sự chỉ trích từ các nước trong Liên minh châu Âu EU. Chính sách này bị cho rằng đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng người tị nạn đến châu Âu.

Ông Maasen cho rằng: “Cần thiết có một sự sửa đổi Hiến pháp để thay đổi luật tị nạn. Chừng nào điều này chưa được giải quyết, có lẽ chỉ còn duy nhất một lựa chọn khác: viện trợ hàng tỷ euro cho các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác”.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere kêu gọi EU áp đặt một giới hạn về số người tị nạn được phép vào châu Âu khi mà nước Đức đang phải đấu tranh để đối phó với sự đổ bộ ngày càng tăng cao.

An ninh nghiêm ngặt tại biên giới đã được áp đặt trên khắp châu Âu sau vụ tấn công Paris hôm 13/11 khi mà 2 trong số những kẻ khủng bố là người tị nạn trà trộn vào.

Một hộ chiếu giả công dân Syria đã được tìm thấy gần thi thể của 1 kẻ đánh bom tự sát. Trong khi đó, các quan chức Pháp và Hy Lạp cũng xác nhận dấu vân tay của một chiến binh thực hiện vụ đánh bom Paris. Người đàn ông này đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ, đến bờ biển châu Âu trong nhóm người tị nạn vào ngày 3/10.

Tuyên bố mới đây của Đức đã tăng cường lo ngại rằng những kẻ cực đoan IS đang “đi đường tắt” để vào châu Âu như dân tị nạn.

Hộ chiếu Syria giả thường xuyên được sử dụng trên đường di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước châu Âu. Các quan chức Đức ước tính 1/3 những người tị nạn đã làm giả hộ chiếu Syria. Tấm hộ chiếu Syria rất có giá trị với người dân các nước kh vực Balkan bởi vì biên giới châu Âu sẽ chỉ mở cửa cho người dân các nước bị chiến tranh tàn phá như Iraq, Syria và Afghanistan.

Những người di cư từ các nước khác như Iran, Pakistan và Somalia đã không được tiếp tục hành trình đến các nước châu Âu và điều này khiến nổ ra các cuộc biểu tình ở biên giới Macedonia - Hy Lạp.

Cuộc đụng độ giữa cảnh sát với những người tị nạn bị mắc kẹt ở biên giới Hy Lạp ngày một leo thang. Người di cư thất vọng ném chai lọ vào cảnh sát.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)