feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Vũ khí Mỹ tại châu Âu vẫn là một công cụ gây khiếp sợ. Và cần phải duy trì công cụ này cho đến khi nào vũ khí hạt nhân trên thế giới đã được xoá sổ hoàn toàn, báo chí Đức đưa tin.


Bình luận về kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ, tờ Financial Tim es Deutschland cho biết, tất cả những thử nghiệm trước đây của chính quyền Mỹ về việc xây dựng hệ thống vệ tinh thuộc NMD - cho phép tiêu diệt tên lửa của kẻ địch khi chúng bay tới và khiến nước Mỹ không bị “tổn thương” - vô vùng đắt đỏ, lại không đáng tin xét về quan hệ chính trị và vẫn chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật.

Hiện nay, Tổng thống Barack Obama đang tiếp tục cố gắng và mời những đối tác châu Âu nằm trong khối NATO tham gia dự án mới.

Nói về quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu, tờ Die Welt của Đức bình luận, việc rút vũ khí hạt nhân Mỹ ra khỏi châu Âu có thể chưa phải là bước đi đầu tiên trên con đường giải giáp vũ khí. Yêu cầu như trên trong giai đoạn đầu của quá trình giải giáp vũ khí sẽ đặt an ninh châu Âu và hợp tác xuyên đại dương trước nguy cơ bị đe doạ. Vì vậy, nên chống lại việc đơn phương đưa tên lửa Mỹ ra khỏi châu Âu nhưng ủng hộ quá trình hội đàm về kiểm soát vũ khí.

Châu Âu đã được lợi nhiều nhất từ công cụ hạt nhân của Mỹ triển khai tại khu vực này vì nó duy trì được hoà bình trong thời kỳ “chiến tranh Lạnh”. Tuy nhiên, hiện nay, châu Âu cũng tán thành sáng kiến của Tổng thống Obama và Medvedev nhằm khôi phục quá trình giải giáp vũ khí.

Theo báo cáo hàng năm của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ (FAS), Lầu Năm Góc hiện “ký gửi” khoảng 350 quả bom hạt nhân nhiệt hạch B-61 tại 6 quốc gia châu Âu. Hiện giờ người ta mới biết có 20 quả còn lại tại căn cứ không quân Kleine Brogel ở Bỉ, Đức lưu giữ 130 quả tại căn cứ không quân Spangdahlem, Hà Lan giữ 20 quả tại căn cứ không quân Volkel ở miền Nam, Italia cất giữ 20 quả tại căn cứ không quân Ghedi Torre ở miền Trung và 50 quả tại căn cứ không quân Aviano ở miền Bắc, gần giáp biên giới Áo.

Là loại bom nhiệt hạch được Mỹ chế tạo trong thập niên 60 của thế kỷ trước với sức công phá mạnh gấp 13 lần quả bom nguyên tử đã ném xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 thời “Chiến tranh lạnh”, B-61 được xem là một “át chủ bài” của NATO trong việc “bảo vệ thành viên” và cân bằng sức mạnh quân sự với Liên Xô.

Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức cho rằng, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp siêu cường Mỹ đang đánh mất vị trí độc tôn của mình vì các quốc gia khác sẽ cạnh tranh thành công với Mỹ trong ảnh hưởng kinh tế và chính trị, còn trong lĩnh vực quân sự, Mỹ vẫn là mạnh nhất. Chỉ Mỹ mới có khả năng sử dụng sức mạnh thực sự của mình tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Dọn dẹp sạch sẽ khỏi châu Âu những vũ khí hạt nhân cuối cùng của Mỹ là mong muốn của 5 nước thành viên NATO gồm Đức, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan và Bỉ. Theo đề xuất của Chính phủ Bỉ đưa ra hôm 19/2 vừa qua, 5 quốc gia nói trên muốn khởi động cuộc tranh luận về phi vũ khí hạt nhân ngay bên trong tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Hiện nay trên toàn thế giới chỉ duy nhất Mỹ mới có kiểu huy động vũ khí như vậy, trong khi Pháp và Anh không triển khai vũ khí hạt nhân của họ ra các nước thành viên khác của NATO.

 

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.