feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, châu Âu lại phải đối mặt với nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có thể bùng phát thành "đại dịch" và lan ra toàn châu lục vốn đã “quá già cỗi và mệt mỏi," thậm chí có thể lan sang cả nền kinh tế số một thế giới ở bên kia bờ Đại Tây Dương là Mỹ.

* Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư

Sự hiện hữu của "bóng ma" khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự mong manh của các nền kinh tế thành viên đang thử thách tính thống nhất của EU và làm tiêu tan giấc mơ trở thành siêu cường của châu lục này. Gói cứu trợ dài hạn EU/IMF 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp, đạt được sau nhiều tuần tranh cãi, đã chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của "cơn sóng ngầm" nợ công.

Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostats), thâm hụt ngân sách của Athens năm 2009 chiếm 13,6% GDP, trong khi nợ công chiếm 115% GDP, thậm chí có thể lên tới 150% GDP vào năm 2013.

Tín dụng của Hy Lạp bị coi là "đồ đồng nát," trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo giảm 4% trong năm nay và 2,6% trong năm tới. Athens đã thực hiện một loạt biện pháp "thắt lưng buộc bụng" bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, đồng thời phát hành nhiều đợt trái phiếu dài và ngắn hạn bất chấp lãi suất "tăng xoáy trôn ốc" với hy vọng tìm ra một nguồn thu cho ngân sách đang ở trạng thái "về mo." Thế nhưng, “lực bất tòng tâm," những nỗ lực đó dường như không mang lại kết quả. Khoản viện trợ của EU/IMF cũng không thể làm dịu các thị trường tài chính.

Ngoài nguy cơ "mắt xích" Hy Lạp đứt tung, một số "mắt xích" khác trong cỗ máy kinh tế EU cũng đang "rệu rã." Sau một thập kỷ gần như đình trệ, tăng trưởng kinh tế của Bồ Đào Nha được dự báo là rất yếu (0,6% năm 2010 và 1,1% năm 2011). Thâm hụt ngân sách nhà nước lên đến 9,4% trong năm 2009. Nợ công cũng ở mức 76,6% GDP trong năm ngoái và có thể lên tới 86% trong năm nay. Chính phủ Bồ Đào Nha đang phải tìm cách ổn định khu vực tài chính công trong bối cảnh nợ và thâm hụt ngân sách nhà nước đã và đang làm xói mòn lòng tin của thị trường.

Theo đánh giá của một số nhà kinh tế Mỹ, Bồ Đào Nha đang trong tình cảnh "giống Argentina năm 2001." Một quan chức Bồ Đào Nha thừa nhận kinh tế nước này dù chưa tới ngưỡng "thùng thuốc súng," nhưng "tâm trạng bất lực đang ngự trị ở đây."

Tây Ban Nha, từng tận hưởng hơn một thập kỷ kinh tế tăng trưởng nhanh và từ lâu vẫn được đánh giá là có một ngân sách cân bằng và mức nợ công thấp, hiện cũng đang đứng trước những khó khăn không dễ tháo gỡ do nền kinh tế mất đi sức cạnh tranh và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

Thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha lên tới 11,2% trong năm 2009 và có thể vẫn cao gấp ba mức trần của EU trong năm 2010. Madrid đã chi quá nhiều cho phúc lợi thất nghiệp và các biện pháp kích thích kinh tế sau khủng hoảng. Quốc gia này mới đây cũng đã chính thức tham gia chiến dịch "thắt lưng buộc bụng" của khu vực đồng euro nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát khủng hoảng nợ trên toàn châu Âu.

Tình hình tại bốn nền kinh tế lớn ở châu Âu là Anh, Pháp, Italy và Đức cũng đáng lo ngại. Nợ công của Italy vào khoảng 115% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách của Anh ở mức gần 12% GDP. Pháp cũng phải tạm ngừng mọi chi tiêu cho khu vực công trong vài năm tới để giảm thâm hụt ngân sách, trong khi Đức đang phải vật lộn để cân bằng mức thâm thủng ngân sách khổng lồ.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã cảnh báo rằng những quan ngại của thị trường về tính thanh khoản của nhà nước và khả năng thanh toán nợ ở Hy Lạp có thể biến thành một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện, lây lan sang các nước khác. Hy Lạp chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và mối lo ngại thực sự hiện đang tập trung ở Tây Ban Nha và Italy - hai nền kinh tế lớn hơn đang chìm trong nợ nần.

Mối đe doạ khủng hoảng nợ có thể khiến các nước EU phải đoàn kết để cứu các "mắt xích" có “hệ miễn dịch kém” trước nguy cơ "mầm dịch" ở Hy Lạp lan ra toàn châu lục. Nếu không hành động, từ các khoản nợ không thể thanh toán, các nước EU có thể phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc như thị trường chứng khoán sụt giảm, lãi suất tăng, nợ nần ngày càng chồng chất. "Đại dịch" khủng hoảng nợ, nếu bùng phát ở châu Âu, có thể kéo sập các thị trường tài chính Nhật Bản và Mỹ, hiện cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự.

Trong bối cảnh trên, liệu gói cứu trợ dài hạn EU/IMF 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp, “Quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỷ euro (1.000 tỷ USD) vừa được EU và IMF thiết lập cũng như các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khắc khổ của các nước có xua tan được "bóng ma" khủng hoảng nợ đang bao trùm châu Âu hay không?

Mặc dù những động thái trên trước mắt có thể tạm thời xua tan nguy cơ vỡ nợ ở Hy Lạp và phủ một màu sáng nhẹ lên bức tranh thị trường chứng khoán toàn cầu, song về lâu dài, việc Hy Lạp áp dụng mạnh tay các biện pháp cắt giảm chi tiêu có thể đẩy nước này cuốn nhanh hơn vào vòng xoáy suy thoái do đầu tư, sản xuất và sức mua giảm, kéo cả nền kinh tế "lao dốc."

Đối với khu vực đồng euro, “Quỹ chống khủng hoảng” chỉ là liều thuốc trấn an thị trường, song không thể trị bệnh tận gốc. Chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các nước EU thậm chí có thể đe doạ khả năng phục hồi của khu vực đồng euro, vốn còn đang rất mong manh.

Báo chí châu Âu nhận định “Quỹ chống khủng hoảng” có thể không phát huy tác dụng như mong đợi bởi các nhà lãnh đạo EU chưa đưa ra được cơ chế rõ ràng về mức đóng góp của các nước thành viên đối với việc giải ngân 440 tỷ euro trong quỹ trên. Thậm chí, một số nhà quan sát cảnh báo kế hoạch trên có thể tạo ra hiệu ứng ngược đối với đồng euro cũng như tình hình lạm phát nói chung của khu vực.

Dư luận hiện đang nghi ngờ khả năng của EU trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp bùng phát thành “đại dịch," ảnh hưởng xấu tới các nước thành viên khác cũng như khả năng kiểm soát khu vực đồng euro.

Một nhược điểm có thể thấy rõ của EU qua các cuộc khủng hoảng gần đây là sự thiếu thống nhất và ít có tiếng nói chung. Do đó, để có thể ứng phó hiệu quả với những nguy cơ hiện hữu, các nước EU cần tăng cường sự đoàn kết, “đồng tâm hợp lực," đồng thời nâng cao tính thống nhất về tiền tệ, kinh tế và chính trị của khu vực.
 
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.