feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Đã xuất hiện một cơn sốt thu thập và phân tích thông tin trong bóng đá chuyên nghiệp khoảng 10 năm qua, điều mà các phương tiện truyền thông đôi khi bỏ qua không đề cập tới.

 

Sẽ không nhiều người lấy làm ngạc nhiên nếu biết Mỹ và Đức, cũng là 2 quốc gia giàu có và hùng mạnh bậc nhất hành tinh, đang dẫn đầu thế giới về công tác thu thập và phân tích dữ liệu bóng đá. Simon Kuper, tác giả cuốn sách Soccernomics (Kinh tế học bóng đá), giải thích rằng một phần lý do bởi người Đức “có truyền thống khoa học thể thao đã gần 100 năm kể từ khi khoa khoa học thể thao đầu tiên được thành lập ở Đại học Berlin, nên họ ít tỏ ra nghi ngờ hơn so với các nước khác về giá trị của dữ liệu trong thể thao”.

Ở nhiều nước, công tác thu thập dữ liệu bóng đá cũng được tiến hành, nhưng khác biệt lớn nhất là tại Đức, các thông tin này có thể được tiếp cận  một cách rộng rãi và công khai, góp phần quan trọng vào thành công của bóng đá Đức một thập kỷ qua.

Trong quá trình đó, nhiều người Đức đã thấy không hài lòng vì cựu HLV ĐTQG của họ, Juergen Klinsmann, vẫn ở California, Mỹ, trong thời gian dẫn dắt đội tuyển. Tuy nhiên, điều đó có ý nghĩa quan trọng với công tác thu thập và xử lý dữ liệu thể thao. California cũng là bang nơi có thành phố đáng được coi là kinh đô của phân tích dữ liệu thể thao.

Oakland, ở gần cực bắc California bên bờ biển phía tây nước Mỹ, là thành phố nhà của đội bóng chày Oakland Athletics, chủ đề của cuốn sách, bộ phim và phong trào thể thao Moneyball. Chính từ kinh nghiệm của đội bóng chày này, Klinsmann đã hiểu được ở Mỹ người ta thu thập và xử lý dữ liệu trong thể thao ra sao, để từ đó áp dụng trở lại Đức.

Theo Kuper, vào một buổi tối năm 2005, Klinsmann đã gọi điện cho giáo sư Juergen Buschmann của khoa đào tạo sau đại học ngành thể thao, Đại học Cologne, nói chuyện tới tận 1 giờ sáng, cố gắng thuyết phục Buschmann và các sinh viên của ông khởi động một phong trào phân tích dữ liệu thể thao ở Đức, cố gắng tìm ra các lợi thế, dù là nhỏ nhất, cho ĐTQG trên sân. Team Cologne đã được thành lập như thế, và trở thành một bộ phận chiến lược quan trọng cho cả Klinsmann và người kế nhiệm của ông sau này tại ĐT Đức, Joachim Loew.


Tại World Cup 2006, Lehmann hưởng lợi từ dữ liệu do Team Cologne phân tích

Những chi tiết về hoạt động của Team Cologne được nhà báo thể thao Olivia Fritz kể lại trong một bài báo của hãng tin Deutsche Welle. Fritz cho biết: “Mất khoảng 8 tiếng để hoàn tất phân tích một trận đấu. Các sinh viên tình nguyện tham gia dự án đều rất háo hức với công việc này… LĐBĐ Đức (DFB) đã làm việc chặt chẽ với Đại học thể thao quốc gia kể từ năm 2005. Và từ đó tất cả các trận giao hữu quốc tế, vòng loại và ở các giải lớn đều được chuẩn bị tới từng chi tiết”.

Trên thực tế, Team Cologne đã làm nhiều thứ để giúp tuyển Đức có lợi thế trước các đối thủ. Thông tin mà họ cung cấp rất đa dạng và chi tiết. Cũng theo Kuper, Team Cologne đã thực hiện “phân tích nghiêm túc đầu tiên về đá phạt đền trong lịch sử World Cup” cho tuyển Đức khi họ đánh bại Argentina ở tứ kết giải đấu. Một sự kiện mang tính biểu tượng là thủ thành tuyển Đức Jens Lehmann có một danh sách trong tất của anh về thói quen đá phạt đền của từng cầu thủ Argentina. Nghiên cứu đó là của các sinh viên thuộc Team Cologne.

Còn ở World Cup 2010, Team Cologne đã thực hiện báo cáo “chiến thuật đối phó Messi” khi Đức lại đụng Argentina ở tứ kết. Rốt cuộc chiến thuật đó là không cần thiết bởi lẽ Lionel Messi chơi rất mờ nhạt hôm đó, hay có lẽ là chiến thuật đó đã được áp dụng quá tài tình đến mức Messi chơi mờ nhạt như thế, nhưng ý tưởng là luôn có một cầu thủ Đức đứng đối diện với Messi khi anh có bóng, và một người khác đứng sau đó khoảng 1 mét, theo đề xuất của Team Cologne.

Sau thời Klinsmann, Loew càng tin tưởng hơn Team Cologne. “Chúng tôi không thể để đối phương dắt mũi, nên điều quan trọng là phải biết những điểm mạnh và yếu của họ”, Loew nói về dự án thu thập và phân tích thông tin. “Tôi không quan tâm nhiều tới những số liệu như một cầu thủ cao 1,94 mét hay nặng 85 kg, nhưng tính cách của từng cầu thủ là quan trọng”.

Đức bị loại khỏi World Cup 2010 sau thất bại 0-1 trước TBN ở bán kết. Trong trận đấu đó, Kuper cho rằng người Đức “đã học được bài học khó nuốt rằng lý thuyết không phải bao giờ cũng tương ứng với thực tế”. Những chuyên gia phân tích ở Team Cologne đã nghiên cứu tỉ mỉ trận đấu đó để xem sai sót là ở đâu và phát hiện ra rằng hàng thủ của Đức lùi lại khoảng 7 mét so với mức thông thường của họ trong thất bại đó. Nhưng Kuper thì nghĩ đơn giản hơn: “Vấn đề không phải ở Đức, mà ở TBN, không phải lúc nào họ cũng làm như bạn dự liệu”.


Boateng nắm rõ từng bước chạy của Ronaldo khi đối mặt tại Euro 2012

Euro 2012 là giải mà DFB và Team Cologne thực sự hợp tác tòan diện. Fritz cho biết: “Ở  World Cup 2006 tại Đức, 16 sinh viên phân tích 31 đội. Hiện giờ (Euro 2012), 45 sinh viên phân tích 15 đội. Trước giải, ban huấn luyện nhận được một cuốn sách hàng trăm trang từ DFB bao gồm thông tin chi tiết về tất cả các đội trong giải. Sau đó họ nhận thêm 40 trang tài liệu và đĩa DVD nữa mô tả chiến thuật của từng đội”.

Những trận đấu của tuyển Đức ở Euro 2012 là những trận mà họ chơi vào loại hay nhất dưới thời Loew. “Loew và các trợ lý của ông đã thực sự nghiên cứu các báo cáo này và xây dựng chiến thuật dựa trên đó từ khách sạn của họ ở Gdansk, Ba Lan”, theo Kuper. Cáo báo cáo đó gồm những dữ liệu như mỗi cầu thủ đối phương thường chạy theo hướng nào và mất trung bình bao nhiêu giây để một đội bóng chuyển từ phòng ngự sang tấn công, và ngược lại. Các thông tin chi tiết tới mức cho tuyển Đức biết khi nào Cristiano Ronaldo sẽ có một pha xoắn quẩy và Jerome Boateng, hậu vệ phải của Đức, đã nhận được báo cáo riêng về Ronaldo trước trận Đức-BĐN ở vòng bảng.

Tuy nhiên, thành công lớn nhất của Team Cologne ở Euro 2012 là trận gặp Hà Lan, khi Đức giành thắng lợi 2-1 và chơi hoàn toàn áp đảo. Theo Kuper, Team Cologne “đã thiết lập nên những nguyên tắc bí mật cho tuyển Đức. Một trong những nguyên tắc đó là khoảng cách lý tưởng giữa các hậu vệ Đức là 8 mét. Trước trận Đức-Hà Lan ở Euro 2012, Team Cologne phát hiện các hậu vệ Hà Lan thường đích cách nhau hơn 8 mét. Các cầu thủ Đức đã khai thác khoảng trống đó và tháng 2-1”.

Nhưng dữ liệu và phân tích dữ liệu không phải là tất cả. Dù có thống kê của Team Cologne, tuyển Đức vẫn chưa giành được danh hiệu lớn nào từ thời Klinsmann tới nay. Dẫu vậy, điều đó không hề cho thấy dữ liệu không có giá trị. Không có những đóng góp của Team Cologne, có thể Đức đã bị loại khỏi các giải đấu lớn còn sớm hơn.

Theo bongdaplus.vn


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.