feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Cho dù đã thất bại thảm hại sau 12 năm tung hoành khắp các lục địa châu Âu song đến nay, nhân loại vẫn chưa hết kinh hoàng khi nghĩ đến sức tàn phá của đội quân phát xít Đức. Càng kinh hoàng hơn nữa khi chúng ta biết được rằng, đội quân này đã sử dụng vô tội vạ nhiều loại “thần dược” chứa chất kích thích liều cao nhằm biến mình thành những cỗ máy giết người.

“Không có pervitin, con không cầm nổi súng”

Đó là một câu trong lá thư đề ngày 9/11/1939 của một người lính trẻ chiếm đóng tại Ba Lan gửi cho gia đình ở Đức. Anh đã viết: “Chiến sự ở đây ác liệt lắm. Con muốn mọi người thông cảm nếu thời gian tới phải 2 hoặc 4 ngày con mới viết thư về nhà được. Lần này, con viết thư chủ yếu muốn nhà gửi thêm thuốc pervitin cho con. Không có pervitin, con không cầm nổi súng…; Kính thư, Hein”. Ngày 20/5/1940, anh lính 22 tuổi này lại viết: “Ở nhà có thể gửi thêm cho con ít thuốc pervitin để dự phòng không?”. Và trong một lá thư gửi từ thành phố Bromberg đề ngày 19/7/1940 của anh cũng có đoạn: “Nếu có thể thì hãy gửi thêm cho con ít pervitin nữa”. Tác giả của những lá thư trên sau này trở thành nhà văn nổi tiếng Heinrich Boell từng nhận giải Nobel Văn học trong thời kỳ hậu chiến. Trong những tác phẩm của mình, Heinrich Boell đã phơi bày một sự thật là không chỉ ông mà hầu hết những binh lính Đức quốc xã thời bấy giờ đã thường xuyên sử dụng và mắc nghiện một thứ “thần dược” có tên pervitin.

Sức mạnh của “thần dược”

Pervitin là chất kích thích thuộc dòng methamphetamine mới, được một công ty dược có trụ sở tại Berlin nghiên cứu và cho ra mắt thị trường vào năm 1938. Pervitin có tác dụng tương tự như adrenaline do cơ thể sản sinh khi ở trong tình trạng hưng phấn cao. Đối với hầu hết mọi người, adrenaline giúp họ tăng sự tự tin, khả năng tập trung và ý chí sẵn sàng mạo hiểm, đồng thời làm giảm cảm giác đau đớn, đói khát và nhu cầu ngủ.

Theo nhật báo Mail, ngay sau khi ra đời, loại dược phẩm này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong dân chúng Đức. Tháng 9/1939, Giám đốc Viện đa khoa và sinh lý quốc phòng thuộc Học viện Quân y ở Berlin, Otto Ranke đã tiến hành thử nghiệm pervitin trên 90 sinh viên và kết luận nó có khả năng tăng cường sức khoẻ, sự dẻo dai và hưng phấn, có thể áp dụng để nâng cao sức mạnh quân sự. Thế là một kế hoạch “sốc lại sức mạnh và tinh thần” cho đội quân phát xít Đức đã được triển khai. Ban đầu, pervitin được thử nghiệm với các lái xe quân sự tham gia chiến dịch xâm lược Ba Lan. Sau đó, pervitin trở thành một loại thuốc “mặc định” kê toa khi binh lính có triệu chứng căng thẳng quá độ và cuối cùng nó được cấp “vô tội vạ” trên chiến trường, từ những tân binh đến những đội quân tinh nhuệ.

Hiệu quả được thấy rõ. Trong nhiều trường hợp, pervitin đã trở thành cứu cánh cho đội quân phát xít Đức, giúp họ có được sức mạnh siêu phàm mà đối phương không ngờ tới. Tháng 1/1942, một đơn vị gồm 500 lính Đức bị Hồng quân Liên Xô bao vây. Một bác sĩ quân y của đơn vị này đã viết trong báo cáo rằng: “Nhiệt độ lúc đó là âm 300C. Tôi quyết định phát cho họ pervitin khi thấy ngày càng có nhiều binh sĩ kiệt sức và bắt đầu gục xuống tuyết nằm chờ chết. Chỉ nửa giờ sau, cả đơn vị báo cáo họ cảm thấy khoẻ hơn hẳn, tinh thần tăng lên rõ rệt và chúng tôi đã đào thoát thành công trong sự ngỡ ngàng của đối phương”.

Một kế hoạch vô nhân đạo?

Theo điều tra của Hiệp hội các bác sĩ Đức (GDA), chỉ trong quãng thời gian ngắn từ tháng 4 đến tháng 7/1940, hơn 35 triệu viên pervitin và isophan (một phiên bản thuốc có điều chỉnh nhỏ trong thành phần hoá học do Công ty dược phẩm Knoll sản xuất) đã được chuyển cho lục quân và không quân Đức. Mỗi viên chứa khoảng 3mg chất kích thích được gửi cho các đơn vị quân y với mật danh OBM, rồi sau đó tới thẳng tay binh lính. Hàng nghìn binh lính đã sử dụng dược phẩm này vào thời điểm xâm lược Liên Xô năm 1941. Và từ năm 1939 - 1945, tổng cộng đã có tới 200 triệu viên pervitin được tiêu thụ trong đội quân Đức quốc xã. Không chỉ có thế, các chỉ huy quân đội còn cấp cho binh lính cả rượu và thuốc phiện vì tin rằng với sự trợ giúp của thuốc họ sẽ làm nên chiến thắng trước quân đồng minh.

Vào thời điểm gần kết thúc cuộc chiến, Đức quốc xã thậm chí vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sử dụng một loại “thần dược” mới cho quân đội. Dược phẩm này có mật danh là D-IX, chứa 5mg cocain, 3mg pervitin và 5mg eukodal (một loại thuốc giảm đau gốc morphin). Nó được thử nghiệm đầu tiên tại trại tập trung Sachsenhausen, Bắc Berlin, nơi các tù nhân phải vác nặng 20kg mà vẫn vượt qua chặng đường 112km không nghỉ. Sau đó được phát cho những đơn vị tuyến đầu khi họ được lệnh tiếp tục chiến đấu trong thời gian dài hơn bình thường.

Điều đáng lên án là, Đức quốc xã dường như không hề bận tâm tới tác dụng phụ của việc đưa các loại “thần dược” này vào sử dụng rộng rãi trong binh lính. Một nhà dược học thuộc GDA cho biết: “Cuộc chiến của phát xít Đức đã được pervitin tiếp sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặt trái của nó là nhiều binh lính bị nghiện “thần dược” nặng. Nhiều người đã chết vì sử dụng quá liều”. Một con số thống kê cho biết, đến năm 1945, số binh sĩ nghiện morphin đã tăng lên gấp 4 lần so với khi cuộc chiến mới bắt đầu.

Để tránh bùng nổ vấn nạn nhiễm độc morphin, vào tháng 2/1941, GS. Otto Wuth - nhà tư vấn tâm lý cho Bộ chỉ huy quân y cấp cao đã đưa ra “Đề xuất chống nhiễm độc morphin”. Theo đó, tất cả những người mắc nghiện cần được báo cáo cho Uỷ ban y tế khu vực, nơi họ sẽ được cung cấp morphin một cách hợp pháp hoặc thường xuyên được theo dõi và gửi tới các cơ sở điều trị. Giải pháp này có ưu thế là có thể kéo dài vô thời hạn. Tuy nhiên, khi bị tống vào các cơ sở điều trị này, những người nghiện đã được đánh giá bằng luật “Bảo vệ người mắc bệnh di truyền” và thậm chí có thể bị triệt sản hoặc nhận cái chết không đau đớn. Người ta cho rằng, các nhà chức trách của Đức quốc xã thực hiện đề xuất này chẳng qua là để khoả lấp tội lỗi và tránh bị kiện tụng vì chính họ đã khởi xướng việc phân phối chất kích thích.

  • Trung Kiên (Theo Spiegel, SKVDS)

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.