Phông chữ
Tên độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler vốn là người không ưa thể thao. Tuy nhiên, một "cận thần" của Hitler trong Đức Quốc xã là Joseph Goebbels đã thuyết phục Hitler nắm lấy cơ hội tổ chức Thế vận hội mùa đông năm 1936 để tuyên truyền cho chế độ Quốc xã, đồng thời dọn đường cho sự phục hồi địa vị của Đức sau khi bị trừng phạt do thất trận từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Dưới sự hướng dẫn của Goebbels, Đức Quốc xã cũng như Adolf Hitler đã dốc toàn lực tổ chức Thế vận hội mùa đông 1936 như một màn trình diễn cho một “nước Đức mới”.
 
Màn kịch đánh bóng
           
Tháng 2/1936, tại khu trượt tuyết Garmisch  Partenkirchen đã chính thức diễn ra Thế vận hội mùa đông. Đây là Thế vận hội mùa đông lần thứ 3 trong lịch sử, cũng là Thế vận hội được đánh giá là thành công với những thành tựu về công nghệ khi đại hội lần này đã được truyền hình trực tiếp từ các địa điểm thi đấu, làng Olympic tới những nơi công cộng và cả các vùng nông thôn. Sở dĩ Đức đã chọn địa điểm này là nơi diễn ra lễ khai mạc và phần lớn nội dung thi đấu là do địa danh này có sự liên quan mật thiết với Thủ tướng Đức Adolf Hitler khi đó. Đây là nơi mà Adolf Hitler rất thích đến mỗi khi muốn đi du lịch, không những thế ông ta cũng đã mua vài căn nhà tại khu nghỉ dưỡng này với mong muốn khi về hưu sẽ đến đây để an hưởng tuổi già.

Ngay từ khi nhậm chức Thủ tướng vào năm 1933, Hitler đã mạnh tay thực hiện  "Cuộc Đại đồ sát dân Do Thái" nhằm thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi của người Do Thái. Đã có khoảng 6 triệu người Do Thái bị sát hại tại châu âu, gây ra sự phẫn nộ mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế. Dù bị mang điều tiếng như vậy nhưng trong cuộc đua đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa đông 1936, Đức Quốc xã vẫn giành chiến thắng.

Trước khi Thế vận hội mùa đông 1936 diễn ra, Chủ tịch Olympic khi đó là ông Baillet-Latour đã mắt thấy tai nghe tới những trận càn quét và tàn sát khủng khiếp người dân Do Thái của Đức Quốc xã. Do quá bất bình và phẫn nộ trước hành động mất hết nhân tính của Hitler, Baillet-Latour đã có tuyên bố sẽ truất quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông 1936 của Đức Quốc xã.

Nhận thấy đây sẽ là một tổn thất vô cùng to lớn với hình ảnh của Đức Quốc xã. Chưa kể tới việc hàng chục công trình đã được xây dựng để đón chào sự kiện có tầm thế giới này có thể bị bỏ hoang, Adolf Hitler đã “xuống nước”.

Ngay sau khi nghe ý kiến từ Baillet-Latour, Adolf Hitler đã hạ lệnh đình chỉ mọi hoạt động trong kế hoạch tàn sát người Do Thái tại châu âu, đồng thời gỡ bỏ mọi áp phích có nội dung bài xích người Do Thái tại Đức. Không những thế, Hitler còn mời hàng trăm nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đến chứng kiến và viết bài về những “thay đổi” tích cực từ chính quyền Đức Quốc xã .

Trước đó, trong những năm đầu của những năm 1930, Đức Quốc xã từng ra quy định những vận động viên Đức - Do Thái phải bị loại ra khỏi đội tuyển Đức. Điều này đã vi phạm Hiến chương Olympic khiến cho người Mỹ đòi tẩy chay Thế vận hội mùa đông 1936. Hoạt động tẩy chay đã thất bại bởi Hitler đã “chữa cháy” bằng cách cho phép các vận động viên người Đức-Do Thái có quyền thi đấu trở lại. Với khẩu hiệu "Vì một chất lượng Olympic công bằng", Adolf Hitler năm đó còn đưa một vận động viên có nguồn gốc Do Thái mang tên Joan Boll vào đội tuyển khúc côn cầu của nước này. Mặc dù ai cũng hiểu rằng, việc lựa chọn Joan Boll chỉ mang tính chất quảng cáo cho hình ảnh một nước Đức hoà bình, tuy nhiên đó cũng là một nước cờ khôn ngoan của Hitler để không ai còn ý kiến về việc đăng cai lần đó nữa.

http://www.morgenpost.de/multimedia/archive/00177/mim_w_36_BM_Berlin__177575b.jpgDã tâm hiện hình

Trước khi Thế vận hội mùa đông 1936 diễn ra vài ngày, Hitler đã ra lệnh xoá bỏ mọi dấu vết về việc bài xích người Do Thái ở vùng Garmisch Partenkirchen- nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc và một số môn thi đấu quan trọng khác. Tại các khách sạn nơi có các đoàn khách quốc tế, tất cả nhân viên đều mặc đồng phục và phải đón tiếp các vận động viên với thái độ ân cần và lịch sự nhất có thể, không phân biệt tôn giáo. Cờ Quốc xã và cờ Thế vận hội trang hoàng rực rỡ khắp nơi. Tất cả những tấm biển quen thuộc như "Không tiếp Do Thái" được gỡ đi khỏi các khách sạn, nhà hàng và những nơi công cộng. Cả tờ báo chuyên chống Do Thái Der Sturner cũng được lấy khỏi sạp bán báo.  Hitler khi đó đã nhận thức được rằng đây là thời điểm mà quốc tế nhìn vào ông ta nhiều nhất, vì thế không thể sơ sẩy dù cho đó là hành động nhỏ.

Sau khi Olympic 1936 kết thúc, báo chí thế giới khi đó đánh giá nước Đức đã rất mạnh tay chi tiêu cho một "Thế vận hội lớn chưa từng có. Họ đã đạt được điều họ mong muốn là sự kính trọng"- Một tờ báo của Anh đưa tin. Đặc biệt, tờ New York Times đánh giá rằng: "Thế vận hội mùa đông 1936 đã mang nước Đức trở lại với cộng đồng các quốc gia và làm cho họ có nhiều nhân tính hơn".
Tuy nhiên, sau khi Olympic mùa đông 1936 kết thúc với những thành công được cho là rực rỡ, Hitler lại lộ rõ chân tướng của mình khi kế hoạch "Đại đồ sát dân Do Thái” tiếp tục được khởi động lại. Tất cả những áp phích bài xích người Do Thái tiếp tục được dựng lại tại những vị trí cũ, những tờ báo chống người Do Thái tiếp tục xuất bản hàng ngày. Cũng sau khi Olympic kết thúc, 50 người Do Thái cuối cùng tại khu vực Garmisch Partenkirchen đã bị trục xuất ra khỏi nhà của họ và bị dồn vào những trại tỵ nạn do Đức Quốc xã lập ra trước đó. Rất nhiều người đã tự sát trong lần trục xuất này.

Cũng trong chiến dịch tiếp tục bành trướng và tiêu diệt người Do Thái, chỉ hai ngày sau khi ngọn lửa Thế vận hội mùa đông1936 tắt, đại uý Wolfgang Fuerster, người phụ trách công trình xây dựng Làng Thế vận hội của Đức Quốc xã đã tự tử. Nguyên nhân là ông thất vọng vì bị hạ công tác do thuộc dòng dõi Do Thái.

Cũng sau khi kết thúc Olympic, Đức Quốc xã đã ép những vận động viên có dòng máu Do Thái phải gia nhập quân đội Đức, tuy nhiên, tất cả những vận động viên này đều từ chối. Để có thể an toàn sống với niềm đam mê thể thao của mình, có những vận động viên đã phải bỏ quê hương trốn sang Mỹ hoặc Canada để sinh sống, trong số này có Hans Humpy- quán quân môn trượt tuyết của Đức tại Olympic 1936.

Còn tại những vùng đất bị quân Đức chiếm đóng như Ba Lan, sau khi không ép buộc được những vận động viên mang nguồn gốc Do Thái gia nhập quân đội, Đức Quốc xã cũng dồn họ vào những trại tập trung như những người Do Thái khác. Một vận động viên trượt tuyết lừng danh của Ba Lan, người đã từng giành giải cao tại Thế vận hội mùa đông 1936- Bronisaw Czech đã phản kháng lại Hitler. Hậu quả là anh đã bị hại chết đau đớn trong nhà tù của Đức Quốc xã khi mới bước qua tuổi 35. Một vận động viên nhảy cầu khác của Na Uy là Rudyard cũng đã bị tống biệt giam khi cùng tham gia cuộc phản kháng này.   

Hải Hiền (Theo Hoàn cầu)