feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Chính phủ Séc và Đức đang cố gắng thu hút thêm người lao động từ Philippines và một số nước châu Á khác nhằm bù đắp vào những vị trí địa phương đang thiếu hụt lao động.

Ba Lan đang có các cuộc đối thoại với Philippines để đưa thêm người lao động Philippines vào Ba Lan nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động. Cùng lúc đó, Ba Lan vẫn tiếp tục hạn chế người tị nạn và nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi, theo tin từ báo Nikkei.

Chính phủ Séc và Đức đang cố gắng thu hút thêm người lao động từ Philippines và một số nước châu Á khác nhằm bù đắp vào những vị trí địa phương đang thiếu hụt lao động trong bối cảnh thị trường lao động các nước này đối diện với vấn đề dân số già, chảy máu chất xám và tỷ lệ sinh thấp.

Theo giới chuyên gia phân tích, Slovakia, Hungary và Rumani sẽ buộc phải mở cửa đón người lao động châu Á để bù đắp vào các vị trí tại địa phương còn thiếu, nguồn cung lao động từ các thị trường truyền thống như Ukraine và Serbia ngày một hạn chế bởi nhập cư sụt giảm.

Tuy nhiên quan điểm chính sách của phía chính phủ Ba Lan hiện đang khiến cho chính phủ nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lo lắng. Chính phủ Ba Lan đã phản đối kế hoạch của EU trong việc yêu cầu các nước thành viên chấp nhận thêm người tị nạn và nhập cư đến châu lục này đi qua ngả biển Địa Trung Hải và vịnh Balkan.

Chính phủ Ba Lan, trong khi đó, đã thể hiện nhiều lo lắng về rủi ro an ninh liên quan đến người tị nạn Hồi giáo. Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki, vào đầu năm nay đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không cho phép người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi vào Ba Lan”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích ước tính Ba Lan sẽ thiếu hụt khoảng 4 triệu lao động vào thời điểm năm 2030. Chính phủ Ba Lan đặc biệt muốn thu hút người lao động đến từ Philippines vào làm việc trong ngành công nghệ thông tin (IT), xây dựng, y tế và chăm sóc người già.

Sau năm 1990, tại Đông Âu có một cộng đồng lớn người Việt Nam đang sinh sống. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam, không có nhiều người đến từ các nước châu Á khác đang sống tại Đông Âu. Tổng số chỉ có khoảng 50 nghìn người châu Á sống tại Ba Lan, Hungary, Slovakia và cộng hòa Séc.

Cộng hòa Séc có tỷ lệ thất nghiệp 3,1%, thấp nhất tại Liên minh châu Âu (EU). Cộng hòa Séc đang thiếu hụt khoảng 310.000 người lao động. Vào tháng 1/2018, chính phủ Séc đã nới lỏng các quy định về nhập cư đối với người lao động Philippin và Mông Cổ.

Giờ đây, người lao động Philippines sẽ chỉ mất 3 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ để có thể đặt chân đến Séc, trước đây, khoảng thời gian này thường dài gấp đôi. Hạn mức chấp nhận ban đầu của cộng hòa Séc là 1.000 người lao động/năm từ mỗi nước châu Á.

Tại Đức, dự án hợp tác chung giữa Đức và Philippines dự kiến sẽ đưa thêm người lao động Philippin sang Đức. 6 người lao động Philippin đầu tiên đã sang Đức làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, sẽ có thêm 253 người lao động khác đến trong những tháng tới. Họ mất 2 năm học nghề và học tiếng Đức tại Philippines trước đó.


Theo Trung Mến
Diễn đàn đầu tư


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.