Phông chữ
Tổng thống Đức Horst Köhler đã từ chức sau khi có nhiều phản đối, chỉ trích ý kiến gây tranh cãi của ông về Afghanistan.

"Tôi từ chức cương vị lãnh đạo của tôi với tư cách là tổng thống liên bang và nó có hiệu lực ngay lập tức," ông nói tại một cuộc họp báo ở Berlin hôm nay  ngày 31/05/2010. Ông nói tiếp:  " Đó là một vinh dự cho tôi để tiếp tục phục vụ Đức dù không làm tổng thống"

Ông Köhler gần đây bị chỉ trích mạnh mẽ khi cho rằng một quốc gia như Đức, được lợi rất nhiều trong lĩnh vực thương mại ở nước ngoài khi tiến hành can thiệp quân sự như là biện pháp cần thiết để duy trì lợi ích của Đức, như trong trường hợp ở Afghanistan.

"Tôi rất tiếc là ý kiến của tôi có thể dẫn tới sự hiểu lầm về một câu hỏi quan trọng và khó khăn cho đất nước chúng ta," ông nói với các phóng viên.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Cộng hoà Liên bang Đức một Tổng thống đương nhiệm đã tuyên bố từ chức.

Köhler nói rằng ông đã thông báo cho thủ tướng Angela Merkel và Phó thủ tướng Guido Westerwelle về quyết định từ chức của mình.

-Tôi từ chức cương vị lãnh đạo của tôi với tư cách là tổng thống liên bang và nó có hiệu lực ngay lập tức- ông nói tại một cuộc họp báo ở Berlin hôm nay  ngày 31/05/2010. Foto: dpa (tagesschau.de)

"Tôi xin cảm ơn đến rất nhiều người Đức, những người đã đặt lòng tin vào tôi và hỗ trợ công việc của tôi. Tôi mong các bạn thấu hiểu về quyết định của tôi," ông Köhler nói.

Chủ tịch Thượng nghị viện, Jens Böhrnsen, tạm thời sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều hành đất nước thay chiếc ghế tổng thống bị khuyết người sau quyết định của ông Köhler.

Hùng Phong (dịch theo DW)

 

 
9 vị tổng thống trong lịch sử CHLB Đức

Theodor Heuss (1949-1959): Vị tổng thống đầu tiên. Với tư cách nghị sỹ, Theodor Heuss từng bỏ phiếu tán thành bộ luật Ermächtigungsgesetz ngày 23.03.1933, cơ sở pháp lý để Hitler trở thành độc tài phát xít. Heuss đã giải thích phải làm việc này vì tính kỷ luật của ban nghị sỹ đảng „Deutschen Staatspartei“ của ông, điều làm ông sau này rất hối hận. Sau khi nhậm chức Tổng thống năm 1949, Heuss đại diện cho nước Đức dân chủ, thăm viếng rất nhiều quốc gia trên thế giới và nhận được sự kính trọng lớn trong và ngoài nước.

Heinrich Lübke (1959-1969): Được coi là vị Tổng thống „sến“ nhất trong lịch sử Đức. Trong các bài phát biểu của mình, Heinrich Lübke thường bỏ qua nội dung chuẩn bị và nhiều khi còn có những lời nói „thiếu tính ngoại giao“. Trong một lần thăm châu Phi, tại Liberia ông đã từng nói: „Kính thưa các ông các bà, các bạn nhọ thân mến“ („Sehr geehrte Damen und Herren, liebe Neger“ – đây không phải lần duy nhất vị chính khách này „nhỡ miệng“.

Gustav Heinemann (1969-1974): Là vị bộ trưởng nội vụ đầu tiên của Đức phản đối quyết định tái thành lập quân đội. Ở cương vị Tổng thống, ông thành lập tổ chức „Deutsche Gesellschaft für Friedens- und Konfliktforschung“, với trọng tâm nghiên cứu hòa bình và xung đột. Trong thời gian ông nhiệm chức đã xảy ra vụ khủng bố thế vận hội năm 1972 tại München.

Walter Scheel (1974 -1979): Từng là ngoại trưởng đầu tiên của một chính phủ liên minh xã hội – dân chủ. Scheel là một trong những nhân vật chủ chốt trong chính sách hòa giải của thủ tướng Willy Brandt. Ngoài ra vị Tổng thống này cũng nổi danh nhờ khả năng thanh nhạc, từng vào Charts Đức với ca khúc „Hoch auf dem gelben Wagen“ (trên chiếc xe màu vàng). Hiện Scheel là vị cựu bộ trưởng duy nhất trong nội các của Konrad Adenauer và Ludwig Erhard hiện còn sống.

Karl Carstens (1979-1984): Nhậm chức Tổng thống sau khi đã qua chức vụ chủ tịch quốc hội (Bundestagspräsident). Karl Carstens được dân chúng biết đến bởi thói quen đi bộ, còn mang lại cho ông bí danh „Wanderpräsident“ (Tổng thống đi bộ).

Richard von Weizsäcker (1984-1994): Với khả năng diễn thuyết của mình, Richard von Weizsäcker đã tạo ra niềm kính trọng trong dân Đức và quốc tế. Trong lễ kỷ niệm 40 năm chấm dứt chiến tranh ngày 8.05.1984, ông đã thành công trong việc phân biệt tội lỗi cá nhân và trách nhiệm tập thể của nước Đức trong và sau thế chiến. Vào ngày 03.10.1990, cựu thị trưởng Tây Berlin được bầu là vị Tổng thống đầu tiên của nước Đức thống nhất.

Roman Herzog (1994-1999): Cha đẻ của chương trình „Berliner Rede“ năm 1997, kêu gọi dân Đức lạc quan hướng tới tương lai. Các vị Tổng thống tiếp theo cho đến nay vẫn giữ truyền thống „Berliner Rede“ do Herzog khởi xướng.

Johannes Rau (1999-2004): Với quan điểm „Versöhnen statt Spalten“ (hòa giải thay vì chia cắt phân lập), Rau là vị tổng thống Đức đầu tiên phát biểu trước quốc hội Israel năm 2000, xin lỗi dân tộc này vì những tội ác mà nước Đức phát xít đã gây ra. Tuy nhiên bài phát biểu bằng tiếng Đức bị một số chính khách Israel cho là một hình thức khiêu khích.

Horst Köhler (2004-31.05.2010): Vị cựu chủ tịch quỹ tiền tệ quốc tế IWF không xuất thân từ chính trường, đã nhanh chóng được dân chúng Đức yêu mến. Trình độ kinh tế của ông cũng mang lại sự tôn trọng từ nhiều đảng phái.
 
 
PV tổng hợp, tapchihuongviet.eu