Báo chí Đức ngày 9/6 đưa tin, "Hoàng đế" Franz Beckenbauer có khả năng bị điều tra về vai trò trong vụ trao quyền tổ chức World Cup 2022 gây tranh cãi cho Qatar.
Theo ông Zwanziger, thành viên Ban chấp hành FIFA, không bác bỏ khả năng huyền thoại Beckenbauer sẽ bị Ủy ban đạo đức FIFA điều tra liên quan vụ việc này.
Theo báo Thế giới của Đức, ông Michael Garcia, luật sư người Mỹ phụ trách Ủy ban Đạo đức được FIFA thành lập năm 2012, đã có những liên lạc với Beckenbauer. Khi Qatar được trao quyền tổ chức World Cup 2022, ông Beckenbauer lúc ấy vẫn là một thành viên trong Ban chấp hành FIFA và ông là một trong số đã bỏ phiếu lựa chọn quốc gia đăng cai World Cup.
Với vai trò điều tra nghi án hối lộ, luật sư Garcia sẽ liên lạc với mọi thành viên trước đây trong Ban chấp hành FIFA, trong số này có ông Beckenbauer.
Theo các nguồn tin, ông Beckenbauer đã nhận được một phiếu thăm dò bằng tiếng Anh mà có đôi chỗ ông "chưa hiểu hoàn toàn."
Trong khi đó, danh sách các nhà bảo trợ đòi FIFA điều tra nghi án hối lộ liên quan việc trao quyền cho Cata tổ chức World Cup 2022 ngày càng dài thêm khi có thêm tập đoàn dầu mỏ BP và hãng bia Anheuser-Busch InBev lên tiếng yêu cầu làm rõ vụ này.
Trong một tuyên bố, Anheuser-Busch InBev bày tỏ hy vọng FIFA sẽ nhanh chóng thực thi các biện pháp cần thiết để làm rõ nghi án hối lộ nêu trên.
BP và Anheuser-Busch InBev là hai trong số các nhà bảo trợ đã lên tiếng cùng 5 nhà bảo trợ khác (gồm Adidas, Coca-Cola, Visa, Sony và Hyundai) kêu gọi FIFA điều tra vụ trao quyền đăng cai World Cup 2022 gây tranh cãi cho Qatar.
Các nhà bảo trợ này bày tỏ quan ngại trước thông tin Mohamed Bin Hammam, một cựu quan chức bóng đá cấp cao của Qatar, được cho đã hối lộ các quan chức trên khắp thế giới để Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022./.
TTXVN
"Hoàng đế" Beckenbauer bị hỏi thăm về nghi án hối lộ của Qatar
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc