Phông chữ

Khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone) đã quá nghiêm trọng so với quy mô kinh tế và năng lực tài chính của Đức và Pháp.


GDP Đức là 2.500 tỷ euro, và nợ khoảng 80% GDP, trong khi GDP Pháp là 2.100 tỷ euro, với  nợ khoảng 90% GDP. Hiện tại, 2 quốc gia này đang phải đối mặt với các rủi ro tài chính từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Ngay lúc này , Đức và Pháp đã bị ảnh hưởng gián tiếp do phải hỗ trợ thông qua các tổ chức như Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cũng như các quỹ cứu trợ đặc biệt khác. Trong tháng 4, ECB đã phải chịu rủi ro tới 918 tỷ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italia và con số này đang tăng nhanh, do dòng vốn chạy khỏi các quốc gia này.

Pháp và Đức cam kết hỗ trợ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) mỗi nước khoảng 200 tỷ euro. Ngoài ra, Đức cũng còn một gánh nặng khác: 644 tỷ euro Ngân hàng trung ương Đức cho các ngân hàng trung ương khác trong eurozone vay thông qua Hệ thống thanh toán bù trừ của châu Âu TARGET 2.

Các quốc gia thặng dư như Đức buộc phải thông qua TARGET2 để tài trợ cho các nước trong khu vực không tiếp cận được thị trường tiền tệ nhằm giảm thâm hụt ngân sách và đối phó với rút vốn ồ ạt. Đến nay, Đức là chủ nợ lớn nhất của TARGET 2.

Khoản tiền rủi ro qua TARGET 2 của Đức có thể tiếp tục tăng, với tốc độ 80-160 tỷ euro mỗi năm thậm chí có thể còn cao hơn nữa khi buộc phải

Ngoài ra, việc giữ eurozone một khối thống nhất, có thể cần một cơ chế tương hỗ nợ thông qua trái phiếu châu Âu (eurobond), trong đó nợ được tất cả hay phần lớn các thành viên đảm bảo. Ràng buộc trách nhiệm với eurobond khiến rủi ro tài chính của Đức và Pháp tăng. Cơ chế bảo đảm tiền gửi này có thể cần tới 1.300 tỷ euro.

Nếu các nỗ lực và giải pháp từng phần giữ eurozone thống nhất  thất bại, khiến vài quốc gia châu Âu phải tái cấu trúc nợ và có thể rời eurozone, Đức và Pháp sẽ phải chịu thiệt hại ngay lập tức. Hy Lạp phá sản có thể khiến Đức mất tới 90 tỷ euro, và Pháp mất 65 tỷ euro. Thiệt hại tăng lên chóng mặt khi các quốc gia khác vỡ nợ hay rời eurozone.

Thắt lưng buộc bụng hay vỡ nợ cũng khiến các nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái thời gian dài, ảnh hưởng tới thương mại trong khu vực, bao gồm cả Đức và Pháp. Nếu eurozone vẫn được giữ nguyên, ảnh hưởng này có thể nhẹ nhàng hơn nhờ tiền tệ yếu đi, duy trì lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Nhưng trường hợp vỡ nợ và chia cắt trong eurozone có thể làm euro tăng giá, ít nhất trong ngắn hạn, giảm xuất khẩu ra ngoài eurozone của Đức và Pháp.

Ngoài ra, các ngân hàng Đức và Pháp cũng chịu tổn thất khủng khiếp, buộc chính phủ 2 nước phải cứu trợ các ngân hàng của mình và tăng trách nhiệm nợ tỷ lệ tương ứng. Hiện tại, các ngân hàng Pháp và Đức khá nhạy cảm với khoản nợ tầm 800 tỷ euro của các quốc gia trong khu vực.

Nếu hành động dứt khoát từ sớm, buộc các quốc gia yếu kém tái cấu trúc nợ hay có thể rời eurozone, có thể khủng hoảng đã không tới mức độ này. Tuy nhiên, tới giờ vấn đề đã quá nghiêm trọng so với khả năng tài chính và kinh tế của các thành viên lớn, Đức và Pháp.

  • Nguồn Marketwatch/ DVT