feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Một thập kỷ trước đây, Đức còn là một nền kinh tế ốm yếu của châu Âu. 10 năm sau, trung tâm địa chính trị và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) nằm ở Đức. Người ta nói rằng, sự đi lên của Đức thực chất đánh đổi bằng sự đi xuống của các nước khác trong khu vực đồng tiền chung.

Đức – một mình một ngựa
 
Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã bộc lộ sự chênh lệch lớn về kinh tế trong khu vực đồng euro, trong đó lòng tin quốc tế vào đồng euro đang suy giảm. Các nước như Hy Lạp đang tụt hậu về khả năng cạnh tranh và hiện đang chịu sức ép lớn về cải cách thị trường lao động hoặc hệ thống xã hội. So với các nước khác của khu vực đồng euro, Đức là quốc gia đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khá tốt. Nền kinh tế Đức phục hồi nhanh hơn dự kiến và xuất khẩu cũng đang lấy lại được nhịp độ như trước khủng hoảng.
 
Dù Đức đã nhường vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa thế giới cho Trung Quốc, nhưng tiềm năng xuất khẩu của Đức vẫn còn rất lớn. Tính theo tương quan với GDP, thặng dư tài khoản vãng lai năm 2010 của Đức sẽ cao hơn Trung Quốc. Bất chấp suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp hiện thấp hơn so với 5 năm trước.
 
Vậy, có phải thành công của Đức đang tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho các quốc gia láng giềng? Một cuộc tranh cãi mới về thương mại giữa Đức với các nước khác trong EU, bắt đầu nổi rõ khi Uỷ ban châu Âu (EC) ủng hộ quan điểm của Pháp cho rằng Đức cần giảm thặng dư mậu dịch để bình ổn khu vực đồng Euro, đồng thời chỉ trích mô hình phát triển kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu của Đức gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế khác trong liên minh. Thậm chí, Pháp và một số nước EU đã kêu gọi chính phủ Đức giảm thặng dư thương mại để tránh gây phương hại cho khả năng cạnh tranh của các nước EU khác.
 
Quan điểm này được nhiều nền kinh tế yếu kém trong EU ủng hộ, cho rằng mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã giúp nước này đạt tăng trưởng kinh tế trên sự thiệt hại của các nước khác trong khu vực đồng euro, và các nước này muốn cùng nhau tìm biện pháp hạn chế những lợi thế cạnh tranh của Đức. Một số quốc gia còn thúc giục EC đòi Đức phải thực hiện cải cách kinh tế để mở ra cơ hội xuất khẩu tốt hơn cho họ.
 
 Trong khi đó, Ủy viên EC phụ trách kinh tế đối ngoại và tiền tệ - Olli Rehn cũng tỏ rõ sự ủng hộ khi phát biểu rằng, những nước có thặng dư thương mại lớn cần phải có những cải cách để thúc đẩy nhu cầu trong nước thay vì đẩy mạnh xuất khẩu, khi đề cập tới vấn đề của Đức.
 
Phản ứng trước vấn đề này, chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel nói rằng “nên nghĩ tới một chiến lược cùng nhau phát triển hơn là bắt một số nước phải duy trì giảm sút giả tạo”.
 
Bế tắc

 
Không thể phủ nhận trong lúc nhiều nước EU, đặc biệt là Hy Lạp lao đao vì sự xuống giá của đồng USD (so với euro), thì người Đức được hưởng lợi từ đồng euro nhiều hơn ai hết. Khoảng một nửa hàng xuất khẩu của Đức đi vào những nước không thể nhờ đồng nội tệ yếu mà cạnh tranh được với hàng xuất khẩu Đức.
 
Và tất nhiên là người Đức khó mà thừa nhận, sự thành công của mình “dẫm trên” sự thiệt thòi của những người hàng xóm. Người Đức tự hào về khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Nhưng cũng khó có thể phủ nhận, quốc sách tiết kiệm là một trong những bí kíp thành công của nước này. Trong khi người Anh, người Mỹ tiêu tiền hoang phí, người Đức cần mẫn tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Đầu tư nội địa chưa theo kịp tốc độ tiết kiệm. Sức mạnh xuất khẩu nhờ ưu thế cạnh tranh so với các nước trong khối và ngoài khối EU của Đức kết hợp với sự ngại ngần chi tiêu, đầu tư của họ đã mang lại thặng dư thương mại lớn. Tiền thừa tiết kiệm của Đức đã được chuyển đến Mỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nha... để đầu tư vào các loại tài sản và trái phiếu chính phủ.
 
Sẽ là vô lý nếu cho rằng nước Đức phải chịu trách nhiệm cho bong bóng bất động sản tại Hy Lạp hay Tây Ban Nha. Thế nhưng thực tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, khi nước này có thặng dư thì nước khác tất phải chịu thâm hụt.
 
Nhằm giảm “sự bất công”, các chuyên gia nhận định các nước láng giềng với Đức cần phải học tập nước này trong việc nới lỏng quản lý đối với thị trường lao động, riêng Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp sẽ phải thắt chặt đầu tư công. Thế nhưng chính Đức cũng cần phải thay đổi. Đức phải mở rộng chi tiêu ngân sách và đầu tư công nhiều hơn dựa trên kích thích tăng trưởng GDP, đồng thời thúc đẩy tự do hóa. Tuy nhiên việc cải tổ đầu tư công tại Đức sẽ đặt ra nhiều thách thức, mà thách thức trước tiên có lẽ xuất phát từ quan điểm cắt giảm chi tiêu mà nước này đang áp dụng.
 
Nhưng để có được vị thế của Đức hiện nay, chắc không phải tất cả thay đổi ở Đức đồng nghĩa với việc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu.
 
An Sinh


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.