Phông chữ

Nói vậy mà không phải vậy. Hay ít nhất có thể là sẽ không phải như vậy.

Viễn kiến của những người sáng lập ra đồng euro thật to lớn.

Đồng tiền mới sẽ kết nối Châu Âu theo cách mà những dàn xếp chính trị và các tuyên bố sẽ không thể làm nổi.
Các kinh tế gia đã từng cảnh báo Thủ tướng Đức Helmut Kohl rằng đồng euro không khả thi vì sự thống nhất tiền tệ mà không có thống nhất tài chính là điều hiển nhiên không ổn định.

Những nước tiêu hoang sẽ tận dụng lãi suất thấp để vay cho thật nhiều và dự án vĩ đại sẽ sụp đổ.

Ông Kohl bác bỏ những ý kiến này và nói với các kinh tế gia đầu óc nhỏ hẹp rằng đồng euro không phải là vấn đề kinh tế mà là về chiến tranh và hòa bình và về chuyện tạo ra một Châu Âu sẽ không bao giờ có chiến tranh nữa.

Những người tinh ý (hay ít viễn kiến hơn, tùy theo cách hiểu của quý vị) hiểu rằng họ đang đánh bạc.

Nhưng họ tin rằng, không giống như Hoa Kỳ, nơi hợp nhất chính trị đi trước hợp nhất tiền tệ, Châu Âu có thể làm điều này theo trình tự ngược lại.

Và có thể họ sẽ đúng nếu như Đức cuối cùng vẫn sẵn sàng ủng hộ tài chính cho miền Nam để đổi lấy quyền kiểm soát lớn hơn đối với tài chính của các thành viên trong khu vực đồng euro.

Ảnh hưởng toàn diện

Nhưng đồng euro đã tỏ ra là nguồn cơn của những sự chia rẽ hơn là sức mạnh thống nhất.

Người Đức tức giận khi bị đề nghị gửi tiền thuế họ đóng tới những nước mà họ cho rằng đã tiêu hoang và lười lao động.
Người Hy Lạp bực mình vì những hạn chế chi tiêu mà các quan chức Châu Âu, những người họ không bầu lên, áp đặt xuống.
Thậm chí Hy Lạp còn nhắc lại chuyện người Đức từng lấy vàng của họ trong Thế Chiến II.
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói 'nếu đồng euro thất bại thì Châu Âu sẽ thất bại'.

Người Ý, một trong những nước sáng lập đồng euro, cảm thấy họ bị đẩy xuống hạng hai.

Người Pháp lại có xu hướng thiên hữu trước sự thắt chặt chi tiêu nhằm làm hài lòng các hãng đánh giá tín dụng.
Các định chế của khu vực đồng euro đang gặp khó khăn khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu được đề nghị vi phạm Hiệp ước Lisbon và trở thành nguồn cho vay cuối cùng.

Một số chính phủ cũng đang đổ vỡ: Ý, Tây Ban Nha, Ireland và Bồ Đào Nha đã hoặc sắp có chính phủ mới.

Mười nước không dùng đồng euro biết rằng họ không nằm trong bộ máy ra quyết định cho dù họ bị ảnh hưởng bởi những quyết định này.

Các diễn biến nằm không nằm trong kế hoạch của những người sáng lập đồng euro nhưng cũng không có nghĩa là viễn kiến của họ cuối cùng sẽ sai.

Thứ nhất, những khủng hoảng khiến người ta dùng tới dự trữ tài chính chứ không phải quân dự bị.

Hơn nữa, các cha đẻ của đồng euro có thể sẽ vấn đúng. Chính Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho dù chưa phải là cử tri của bà, đã nói rằng "Nếu đồng euro thất bại thì Châu Âu sẽ thất bại."

Ông Irwin Stelzer là nghiên cứu viên cao cấp và giám đốc nhóm nghiên cứu chính sách kinh tế của Viện Hudson ở Hoa Kỳ.
Những ý kiến trong bài là của tác giả chứ không phải của BBC. Đây chỉ là những thông tin chung chứ không phải là lời khuyên về đầu tư, thuế, luật pháp hay các lĩnh vực khác. Các độc giả không nên dựa vào các thông tin này để ra quyết định (hay tránh ra quyết định).

  • Theo BBC