Phông chữ

“Quỹ bình ổn tài chính châu Âu đang có 440 tỷ euro, 211 tỷ trong số đó là từ Đức. Và đó là tất cả những gì nước Đức đóng góp”.

Trong cuộc phỏng vấn vào ngày thứ 7 (1/10/2011) của tạp chí Super-Illu, Bộ trưởng Tài chính của Đức, ông Wolfgang Schaeuble đã loại trừ khả năng đóng góp lớn hơn của Đức vào quỹ bình ổn tài chính châu Âu.

“Quỹ bình ổn tài chính châu Âu đang có 440 tỷ euro, 211 tỷ trong số đó là từ Đức. Và đó là tất cả những gì nước Đức đóng góp”.

Ngoài ra, ông cũng đề xuất Cơ chế ổn định châu Âu (sẽ thay thế Quỹ bình ổn tài chính châu Âu chậm nhất vào năm 2013) nên được thu hẹp hơn ở mức 190 tỷ euro.

Đây là bình luận mới nhất trong chuỗi các bình luận của Schaeuble có thể làm suy giảm khả năng của tái cấp vốn cho các ngân hàng châu Âu hoặc có thể giải quyết vấn đề nợ công cho các nước kể cả ngoài khu vực đồng Euro.

Còn ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết ông muốn Ủy ban châu Âu giám sát chặt chẽ hơn các nước nước đang cần cứu trợ kể cả việc can thiệp vào các quyết định về ngân sách của họ.

Hạ viện Đức, Bundestag, hôm thứ 5 đã thông qua việc tăng cường quỹ cứu trợ châu Âu trước khi được Thượng viện, Bundesrat, phê chuẩn vào thứ 6.

Việc bỏ phiếu đã được xem như là một thử nghiệm quan trọng đối với chính phủ của Thủ tướng Angela Merket đối với những ý kiến phản đối trong Quốc hội. Tuy nhiên, bà đảm bảo giành chiến thắng áp đảo trong đợt bỏ phiếu này.

Theo thăm dò dư luận của tờ Bild, 58% người dân Đức cho rằng việc cấp tiền cho quỹ bình ổn tài chính châu Âu là một sai lầm. Số còn lại đồng ý bởi họ vẫn còn cảm thấy tội lỗi bởi đất nước họ đã gây ra thế chiến 2 và họ muốn làm một điều gì đó cho một châu Âu đoàn kết, thống nhất.

  • Thanh Nga - NDHMoney, vinacorp