Phông chữ

95 tỷ USD chính là khoản gốc + lãi 3%/năm tính trong 66 năm của khoản tiền 476 triệu mác mà Đức đã buộc Hy Lạp cho Hitler vay trước đây.


Theo Time, trong các cuộc tranh luận hiện tại về khả năng Hy Lạp có thể vỡ nợ, có một thông tin khiến người ta quan tâm ngày một nhiều: Đức nợ Hy Lạp một khoản tiền khá lớn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Khi những lời yêu cầu đền bù thiệt hại được dựa trên sự thật, một người có thể cho rằng trong suốt 60 năm qua, vụ việc đã được giải quyết theo luật quốc tế.

Quân đội Đức đã chiếm đóng Hy Lạp và Yugoslavia ngày 06/04/1941. Tại cả 2 nước, quân đội Đức đã áp dụng chế độ chiếm đóng hà khắc. Kinh tế Hy Lạp đã đi xuống nặng nề trong thời kỳ này khi bị bắt buộc nhập khẩu hàng hóa.

Lạm phát tăng phi mã, cuộc sống của phần lớn người Hy Lạp đi xuống.

Quân đội Đức còn buộc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cho Hitler vay 476 triệu mác Đức với lãi suất 0%.

Sau khi quân Đức đầu hàng, quân đồng minh đã họp tại Paris vào mùa thu năm 1945. Người Hy Lạp đòi bồi thường 10 tỷ USD, tương đương khoảng một nửa số tiền mà Xôviết yêu cầu Đức chi trả.

Hy Lạp đã đồng ý đền bù 4,5% bằng vật chất; 2,7% bằng tài chính. Như vậy Hy Lạp chủ yếu nhận hàng hóa, ví như máy móc được sản xuất tại Tây Đức, trị giá khoảng 25 triệu USD, tính theo tiền ngày nay tương đương khoảng 2,7 tỷ USD.

Qua nhiều lần, Đức đã đền bù cho Hy Lạp, tính từ năm 1949 khoảng 41 tỷ USD.

Ngày 18/03/1960, Hy Lạp và Tây Đức ký thỏa thuận Đức đền bù khoảng 115 triệu USD cho nạn nhân vụ chiếm đóng năm 1941.

Sau đó các nạn nhân Hy Lạp tiếp tục kiện. Vụ việc hiện đang được tòa án quốc tế tại Hague xem xét. Năm 1997, họ nhận được 37,5 triệu euro.

Phải nói đến khoản tiền 476 triệu mác mà Đức buộc Hy Lạp cho Hitler vay. Hy Lạp hoàn toàn có quyền đòi số tiền này lại.

Nếu không có lãi suất, khoản tiền này hiện tương đương khoảng 14 tỷ USD. Nếu tính lãi suất 3%/năm, khoản tiền hiện tương đương 95 tỷ USD. Nếu Đức thừa nhận dù chỉ một phần khoản tiền này, sẽ có một tiền lệ được tạo ra.

  • Ngọc Diệp Theo TTVN