Phông chữ

Tòa án tối cao của Đức đã từ chối một yêu cầu với quốc gia này  trong việc tham gia giải cứu các quốc gia khác thuộc khu vực chung châu Âu.

Tòa án Hiến pháp đã đáp trả một yêu cầu được đưa ra bởi 6 nhóm Eurosceptic Đức nổi bật.

Nhưng tòa án đã cho biết, chính phủ phải tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội Đức trước khi đưa ra sự hỗ trợ trong tương lai.

Việc này có thể cản trở thêm sự phản ứng của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng nợ, vốn đã bị chỉ trích là quá chậm.

Là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất châu Âu, quyết định của Đức có ý nghĩa với toàn khu vực.

Chủ toạ phiên toà, Andreas Vosskuhle, cho biết, các nhà lập pháp Đức nên tham gia nhiều hơn trong các quyết định giải cứu trong tương lai.

"Chính phủ có nghĩa vụ trong các trường hợp chi phí lớn cần có được sự chấp thuận của ủy ban ngân sách quốc hội", ông Vosskuhle nói.

Từ năm ngoái, các quốc gia khu vực châu Âu đã đồng ý hỗ trợ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Ireland thông qua Quỹ ổn định tài chính châu Âu, quỹ được thành lập để giúp các nước đang phải vật lộn với việc thanh toán các nghĩa vụ nợ của mình.

Có lo ngại rằng các nước khác cũng sẽ cần sự hỗ trợ tài chính.

Trong khi đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild, một trong những nhà lãnh đạo của liên minh cầm quyền Đức đã không loại trừ việc đưa Hy Lạp ra khỏi đồng tiền chung duy nhất của 17 nước thành viên.

"Tôi không nghĩ rằng có thể không thực hiện được, nhưng tôi đang tính đến sự thành công của con đường vốn đã được thực hiện bằng những nỗ lực viện trợ và hợp nhất", ông Horst Seehofer, chủ tịch của Liên minh xã hội Thiên chúa giáo và là một trong ba đảng trong chính phủ của Thủ tướng Merkel nói.

Những ý kiến trên trái ngược với ý kiến của bà Merkel, người đã nói là "không có khả năng nào" đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro.

  • H.V Theo BBC, HNM