feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2010/1045900/det-20may-large.jpgLượng máy móc ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu từ Đức tăng khá cao trong thời gian gần đây.

Theo số liệu thống kê của Liên hiệp chế tạo máy Đức (VDMA), từ tháng 1 đến 12-2010, tổng giá trị máy móc dệt may Đức xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng 114%, đạt 34 triệu euro, trong đó chủ yếu là máy kéo sợi (spinning) với kim ngạch nhập khẩu 30 triệu euro.

Nhu cầu về các sản phẩm công nghệ dệt may Đức tại Việt Nam đặc biệt tăng từ tháng 8-2010.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, bà Jennifer Hohn, giám đốc tiếp thị và triển lãm của Hiệp hội máy móc ngành dệt may thuộc VDMA, cho biết tại một cuộc triển lãm 2 ngày (từ ngày 6 đến 7-2011) tại TP.HCM, các doanh nghiệp Đức đang quay lại quảng bá sản phẩm máy móc dệt may của họ tại Việt Nam.

“Đây là lần thứ ba chúng tôi tổ chức giới thiệu sản phẩm máy móc dệt may tại Việt Nam. Lần gần đây nhất là vào năm 2007. Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để quay trở lại, vì Việt Nam bắt đầu mua nhiều hơn máy móc của Đức”, bà Jennifer Hohn cho biết.

Từ ngày 6 đến ngày 7-2011, 16 doanh nghiệp Đức đã triển lãm và giới thiệu thiết bị máy móc và các giải pháp công nghệ trong ngành dệt may thông qua 20 bài thuyết trình, tại ks New World (TP.HCM). Triển lãm quy tụ các công ty lớn ở Đức, chuyên cung cấp máy móc kéo sợi, dệt, dệt kim, nhuộm, hoàn thiện và kiểm thử sản phẩm dệt may, như Groz Beckert, Dornier, Karl Mayer, Muller, Rieter.

Công nghệ máy móc dệt may của Đức được đánh giá có chất lượng tốt, nhưng giá thiết bị may mặc của Đức thường đắt gấp đôi so với máy móc nhập từ một số nơi khác như Đài Loan, nên hiện phần lớn lượng máy móc của Đức vào Việt Nam chủ yếu là do một số ít công ty lớn tại Việt Nam nhập, như Phong Phú, Việt Thắng.

Theo ông Bruno Thalmann, giám đốc kinh doanh về máy dệt của Groz-Beckert, một máy dệt (weaving) của Đức giá khoảng 80 ngàn đô la Mỹ, và của Trung Quốc khoảng 34-40 ngàn đô la Mỹ. Và, để đầu tư nguyên hệ thống thì chi phí lên đến hàng triệu đô la Mỹ.

Hiện Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Đức về máy móc trong ngành dệt may. Theo số liệu thống kê của VDMA và Hiệp hội máy móc ngành dệt may Đức, trong năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu từ Đức 289 triệu euro máy kéo sợi (spinning), 39 triệu euro máy dệt (weaving), 501 triệu euro máy dệt kim (knitting and hosiery), và 115 triệu euro máy móc hoàn thiện sản phẩm (finishing).
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.