Phông chữ
Có rất nhiều trẻ vị thành niên là tỵ nạn đã „bén rễ“ trên nước Đức, có nhiều cơ hội tốt nhất để học tập, ngiên cứu hoặc làm việc tại đây. Nhưng ai nhập cư trái phép vào Đức,người đó có nguy cơ bị trục xuất. Nếu bố mẹ phải ra khỏi nước Đức, con cái họ cũng vậy. Một số bộ trưởng của các tiểu bang và liên bang đang muốn thay đổi điều này.

Hamburg: Trước hội nghị bộ nội vụ ở Hamburg đã xảy ra tranh luận giữa các chính trị gia về việc ngăn chặn trục xuất những trẻ em vị thành niên có thành tích hội nhập tốt. Đặc biệt là 2 bộ trưởng bộ nội vụ tiểu bang Bremen - ông Ulrich Mäurer- và Niedersachsen- ông Uwe Schünemann đều cho rằng:“Nếu hội nghị thống nhất, có thể ra ngay một quyết định tạm thời về việc ngưng trục xuất“

Bộ trưởng bộ tư pháp liên bang, bà Schnarrenberger (FDP), cũng kêu gọi các bộ trưởng khác hãy nhất trí việc ngưng trục xuất đối với trẻ em và thanh thiếu niên nhập cư, cũng như cải cách luật ngoại kiều trong cuộc họp vào thứ 5 và 6 của bộ nội vụ. Phát biểu với „Hamburger Abendblatt bà nói:“ Nếu cuộc họp có thể đi đến thống nhất về căn bản, chính phủ liên minh vàng-đen tại Berlin có thể thảo ra dự luật tạm thời về „luật định cư mới“, cho đến khi luật sửa đổi chính thức có hiệu lực.

Điểm số ở trường có quan trọng cho quyền lưu trú?

Trong cải cách luật ngoại kiều không được lấy sự „cân nhắc có lợi“ làm tiêu chuẩn, bà Schnarrenberger phản đối việc liên kết giữa kết quả học tập và quyền ở lại. Bà cho rằng điểm số không thể quyết định quyền cư trú của các em và gia đình họ. Tuy nhiên bà cho rằng một số điều kiện là cần thiết như thời gian định cư tối thiểu trên nước Đức phải là 2 hay 3 năm và thông hiểu tiếng Đức. Điều kiện tiếp theo là sự hòa hợp vào các mối quan hệ trong cuộc sống, như việc học ở trường…

Về vấn đề  điểm số quyết định „quyền ở lại“,cũng như „số phận“ của trẻ nhập cư, vừa qua đã „bùng lên“ cuộc tranh luận căng thẳng: dư luận bất bình khi nghe tin cô bé 20 tuổi Kate Amayo phải bị trục xuất. Mẹ cô từ Ghana sang Đức năm 1991, cách đây vài năm đã đón Kate sang cùng, mặc dù không được phép vì bà ta nhận trợ cấp xã hội. Kate đậu Abitur với 1,8 điểm và dự định vào đại học y  Halle. Cuối cùng Kate đã được phép lưu trú nhờ quyết định của ủy ban về những trường hợp đặc biệt.

Và bây giờ bộ trưởng nội vụ Hamburg Heino Vahldiek (CDU) cùng ông Schünemann bộ trưởng nội vụ Niedersachsen thảo một đề nghị cải cách luật ngoại kiều trong phiên họp nội vụ vào thứ 5. Thanh thiếu niên tỵ nạn sẽ có quyền định cư riêng, không phụ thuộc vào tình trạng định cư của bố mẹ. Tuy nhiên chính quyền phải lưu tâm đến bố mẹ những trẻ được quyền định cư, theo luật bảo vệ gia đình thì các sở ngoại kiều không được phép trục xuất họ.

Ông Shünemann kết luận: “Tuy nhiên để có thể ngưng trục xuất thì bộ trưởng nội vụ liên bang, ông de Maizière phải nhanh chóng thảo ra đạo luật về quyền định cư trú lâu dài cho những trường hợp trẻ em tỵ nạn đã nói trên.“