Phông chữ
Các phụ kiện bán được giá như cần sang số, hệ thống phanh, trụ lái, chìa khoá và ghế thường xuyên là “nạn nhân” của những trên trộm. Theo lực lượng cảnh sát, sau khi tuồn hàng ra ngoài, nhóm trộm đã tiêu thụ thông qua đấu giá trên mạng Internet. Nhân viên điều tra Robert Weber cho biết, 2 trong số những tên trộm đã làm việc cho BMW suốt hơn một thập kỷ qua. Thành viên thứ 3 của nhóm trộm là một chủ kinh doanh bên ngoài.

Trong số những sản phẩm bị ăn trộm, ghế là phụ kiện bán được nhiều tiền nhất. Cách thức tuồn hàng ra ngoài của nhóm trộm khá đơn giản. Đầu tiên, chúng sẽ gửi đơn đặt hàng giả đến nhà máy sản xuất. Khi bộ ghế đã được hoàn thành, chúng sẽ yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Một thành viên trong nhóm trộm đang làm việc cho phòng kiểm tra chất lượng sẽ thông báo với người quản lý là ghế bị lỗi. Thay vì bỏ đi, những chiếc ghế bị liệt vào danh sách lỗi sẽ được chuyển ra khỏi nhà máy và đem bán.

Trong quá trình “kinh doanh không vốn”, nhóm trộm đã lập tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài để rửa tiền. Theo điều tra của cảnh sát, có hàng loạt cửa hàng sửa chữa và các khách hàng riêng lẻ đã tham gia vào vụ mua bán phụ kiện ăn cắp.

Sau khi phát hiện ra vụ việc, cảnh sát đã thu được rất nhiều bộ ghế xe cùng các phụ kiện gắn mác BMW tại khu vực trong và xung quanh thành phố Munich (Đức) vào cuối tuần trước.

Phản ứng trước hiện tượng tuồn hàng ra ngoài bán, hãng BMW khẳng định gần 31.000 công nhân tại các nhà máy của họ đều rất trung thực. 2 tên trộm trên chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi.