feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Cộng đồng dân nhập cư tại Đức đã tăng lên nhanh chóng kể từ những năm 1960 khi Đức bắt đầu tiếp nhận người lao động đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác nhằm khỏa lấp tình trạng thiếu nhân công lao động.

Vị trí thứ ba của đội tuyển Đức tại World Cup 2010 có sự đóng góp rất lớn của các cầu thủ nhập cư. Cụ thể: 11 trong tổng số 23 "chiến binh" của "cỗ xe tăng Đức" đều đến từ nước ngoài, với những cái tên nổi bật như Klose, Podolski hay Sami Khedira,… Nhiều nhà lãnh đạo Đức đã nhanh chóng xem hình ảnh của đội tuyển Đức như là một ví dụ sinh động cho sự hội nhập thành công của dân nhập cư vào đất nước Tây Âu này. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Cộng đồng dân nhập cư tại Đức đã tăng lên nhanh chóng kể từ những năm 1960 khi Đức bắt đầu tiếp nhận người lao động đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác nhằm khỏa lấp tình trạng thiếu nhân công lao động. Đến nay, trên toàn nước Đức có khoảng 15 triệu người nhập cư cùng con cháu của họ, chiếm gần 1/5 dân số toàn quốc. Chính phủ Đức cũng đã có những bước cải cách trong hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người nhập cư muốn trở thành công dân Đức và cho đến những năm gần đây, Berlin cũng đã cho phép một người có thể giữ cả hai quốc tịch - Đức và một nước khác.

Nhưng sự hòa nhập thực sự diễn ra trong xã hội lại có vẻ không được nhanh chóng như vậy. Chính trị gia Ozcan Mutlu, đại diện đảng Xanh trong Hạ viện thành phố Berlin là một người sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ và trở thành công dân Đức cách đây đã 20 năm. Tuy nhiên, ông cho biết nhiều đồng nghiệp vẫn nhìn ông bằng một con mắt khác lạ, nhiều người Đức vẫn tin vào một xã hội thuần nhất và không muốn có sự đa dạng trong xã hội. Ông đơn cử một ví dụ về trường hợp Thilo Sarrazin - thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương Đức. Hồi tháng 6/2010, ông này đã phát biểu rằng những người nhập cư đang khiến nước Đức "không bật lên được" vì họ có trình độ thấp và sinh đẻ lại quá nhiều. Nhưng đáng buồn hơn, nhiều người Đức lại không cho đây là một phát biểu mang tính phân biệt chủng tộc hay bài ngoại, mà còn tán dương Sarrazin, khen ngợi ông ta là dũng cảm, dám nói lên những điều người khác không dám; hay một số người khác thì cho là "nhìn chung ông ta nói đúng, nhưng dùng từ ngữ không phù hợp mà thôi".

Đảng Dân chủ quốc gia Đức theo đường lối cực hữu, hiện có chân trong Nghị viện của ba bang, thậm chí đã chống lại việc cho các cầu thủ da đen vào chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia tại World Cup 2006.

Nhiều báo cáo của Chính phủ Đức cũng cho thấy trẻ em có nguồn gốc nhập cư ít có cơ hội được học tại các trường phổ thông danh tiếng - bước đệm cho việc vào đại học - hơn so với trẻ em Đức bản địa. Người nhập cư cũng khó kiếm được việc làm hơn.

Tuy nhiên, một số người Đức lại cho rằng chính dân nhập cư đã tự tách mình khỏi dòng chảy chính của xã hội Đức bằng việc sống trong những khu biệt lập, nơi tiếng Đức ít được sử dụng. Chính phủ Berlin cũng cho rằng họ đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các hoạt động khủng bố ngày càng cao từ những người Hồi giáo cực đoan trong cộng đồng dân nhập cư của nước này. Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm Liên bang Đức cho biết: Từ đầu năm 2010 đến nay, họ đã theo dõi khoảng 1.100 người Hồi giáo tại Đức, những người họ cho là có thể tham gia vào hoạt động khủng bố.

 Chính quyền hiện đang cố gắng để giảm bớt sự cách biệt giữa người nhập cư với dân Đức bản địa, cũng như nhằm loại bỏ chủ nghĩa cực đoan trong cộng đồng người nhập cư. Họ khuyến khích các thầy tu thuyết giảng thứ đạo Hồi ôn hòa cho lớp thanh niên Hồi giáo; ngoài ra một đài phát thanh cũng được thành lập tại Berlin nhằm phục vụ tầng lớp thính giả gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức.

Tuy nhiên, dù gặp một số phiền toái trong cuộc sống nhưng điều đó cũng không ngăn được cộng đồng dân nhập cư hòa cùng cả nước đón mừng thắng lợi của đội tuyển Đức tại World Cup vừa qua.

Trung Nguyên
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.