Phông chữ

Với những người nước ngoài không có gia đình ở Hà Nội thì tết là khoảng thời gian kinh khủng vì không biết phải làm gì, đi đâu cho đỡ buồn. Nhất là thời tiết thường mưa hoặc rất lạnh vào đợt tết nên càng buồn hơn. Thomas Franz rất thích cảm giác gặp mặt đông đủ họ hàng, mừng tuổi trẻ con.


Mặc dù không theo đạo Phật nhưng năm nào Thomas Franz cũng cùng vợ (người Việt) đi chùa vào ngày cuối cùng của năm để cầu những điều tốt lành cho năm mới.

 Thomas tâm sự: Nếu năm nào không ở Việt Nam vào dịp này, tôi lại tham gia mừng năm mới Tết âm lịch với các gia đình người Việt tại Đức. Chúng tôi gọi đó là “cái tết nhỏ”, vì nó không phải là ngày nghỉ lễ của người Đức nói chung. Tôi rất thích ăn bánh chưng rán, các loại bánh kẹo... vào dịp này. Cách đây gần chục năm, bạn không có nhiều sự lựa chọn về bánh kẹo, bia, đồ uống như bây giờ. Tất nhiên, giá hàng tết ngày nay cũng gấp đôi so với năm 2000 rồi.

Điều tôi thích tết là không khí nghỉ lễ gia đình ấm áp, quây quần. Nhưng bây giờ tết đã trở thành ngành kinh doanh lớn, giống như Giáng sinh ở châu Âu và Mỹ. Thậm chí, năm nào tết đến sớm thì bạn cảm giác Giáng sinh và tết bị lẫn lộn vào nhau. Thậm chí có khi đến tết rồi nhưng vẫn thấy có nhà để cây thông Noel. Tương tự, bây giờ người ta kinh doanh các mặt hàng của lễ Halloween cho dịp Tết Trung thu.

Các gia đình không đi thăm nhau nhiều như trước, người ta không gói mà mua bánh chưng luộc sẵn, các cửa hàng thì mở cửa liên tục trong cả mấy ngày đầu năm mới. Theo tôi, các bạn nên bớt thương mại hóa tết đi một chút. Hãy trở lại cái tết gốc rễ Việt Nam. Đó mới chính là một cái tết hấp dẫn, ấm cúng và đúng nghĩa là dịp lễ lớn của gia đình trong một năm.