feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Hôm nay 8/1/2018 ở Việt Nam diễn ra hai vụ đại án tham nhũng. Dư luận trong và ngoài nước cũng phân tán, nhưng nói chung đều tán thành với việc đưa những người có trách nhiệm ra trước tòa để làm rõ trách nhiệm cá nhân của họ đối với những sai phạm trong quản lý kinh tế, xã hội. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà Đảng Cộng sản VN coi là „nội xâm“ chứng tỏ không có „vùng cấm“ và „không chỉ tắm từ vai trở xuống“ như dư luận lo ngại từ trước đến nay.


Foto: 22 bị cáo hầu tòa và riêng ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào phòng cách ly. Ảnh: TTXVN


Bà con ở Đức quan tâm đến những vụ xét xử này cũng là điều dễ hiểu, không chỉ bởi sự quan tâm đến tình hình trong nước nói chung, mà vì còn có những „gắn kết“ bất đắc dĩ. Sự ồn ào mấy ngày trước về việc liệu „Vũ nhôm“ có được Singapore đồng ý đưa về Đức hay không đã kết thúc do cách xử lý hợp lý của chính quyền Singapore. Mà thực tế cũng chưa có cơ quan chức năng nào của Đức chính thức lên tiếng yêu cầu dẫn độ ông này về Đức. Tất cả chỉ là ý kiến cá nhân của luật sư, được mấy tờ báo cộng đồng loan tin rộng rãi, kéo theo một vài tờ báo địa phương Đức chẳng mấy độc giả.

Việc bà luật sư của Trịnh Xuân Thanh tự ý vào Việt Nam đòi tham dự phiên tòa và bị từ chối nhập cảnh đáng lý cũng không có gì to tát, nếu như bản thân bà ta không lên báo chí cho rằng việc làm này của cơ quan nhập cư Việt Nam là „bất hợp pháp“ hay „chứng tỏ họ có điều gì che dấu“ hay „phiên tòa đó không có dấu hiệu nhà nước pháp quyền“ v.v.

Thực tế việc này nên nhìn nhận như thế nào? Trong phạm vi bài này tôi chỉ có thể nêu mấy ý kiến cá nhân như sau:

Thứ nhất, việc xét xử của tòa án nước nào cũng cần tuân thủ thủ tục tố tụng của pháp luật nước đó. Bị can, bị cáo  muốn mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình trong quá trình điều tra, xét xử phải có đơn đề nghị và được cơ quan điều tra hay tòa án chấp thuận.  Việt Nam không chấp nhận luật sư nước ngoài bào chữa, vả lại Trịnh Xuân Thanh cũng đã có đến 5 luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Bà luật sư Đức cũng thừa hiểu là luật sư từ Việt Nam sang, không có „Zulassung“ tại tòa án Đức cũng không bao giờ được tòa án Đức cho dự phiên tòa với tư cách một bên tham gia tố tụng. Ở Đức, ngay đến người phiên dịch cũng phải là „phiên dịch tuyên thệ“ và được chấp thuận ở tòa án bang nào thì chỉ được tham gia ở đó mà thôi.

Thứ hai, đúng là hiện nay người mang hộ chiếu Đức có thể nhập cảnh miễn thị thực Việt Nam nếu chỉ ở Việt Nam dưới 15 ngày mà không phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh. Cách đây mấy năm quy chế này còn gắn với mục đích du dịch. Nhưng ai cũng phải hiểu là quy định trên chỉ với mục đích duy nhất là nhằm khuyến khích giao lưu đi lại giữa Đức và Việt Nam thông qua du lịch, thăm thân, dự những hoạt động khoa học, hội thảo kinh tế v.v. Việc nhập cảnh để hoạt động nghề nghiệp không nằm trong phạm trù này, mà cần có giấy phép riêng. Bà luật sư vào với mục đích để bảo vệ „thân chủ“ của mình thì cũng giống như nhà báo vào hoạt động báo chí hay thầy tu vào hoạt động truyền đạo bắt buộc phải xin phép trước. Bà luật sư chắc cũng biết là trong thị thực của Đức cấp cho công dân Việt Nam bao giờ cũng kèm theo „Zusatz“ là „không được hoạt động nghề nghiệp“ („Erwebstätigkeit nicht gestattet“). Ngoài ra, có thể Trịnh Xuân Thanh thuê bà luật sư để „chạy“ cư trú cho ông ta khi làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức, chứ chắc gì đã thuê bà bảo vệ tại tòa án Việt Nam mà bà phải vào Hà Nội để bảo vệ thân chủ của mình.

Thứ ba, việc bà bị từ chối cho nhập cảnh hoàn toàn thuộc thẩm quyền của cơ quan Việt Nam. Ngay cả khi bà được cấp thị thực hợp lệ thì cũng vẫn có thể bị từ chối nhập cảnh khi đến sân bay. Việc này chắc nhiều người Việt Nam có thể cung cấp cho bà nhiều thí dụ cụ thể khi nhiều người bị từ chối nhập cảnh ở Frankfurt am Main ngay cả khi họ mang hộ chiếu công vụ đi theo đoàn công tác hay mang hộ chiếu phổ thông đi sang tham dự hội chợ và được Sứ quán Đức cấp thị thực. Việc bà luật sư cho rằng quyết định không cho bà nhập cảnh Hà Nội là „bất hợp pháp“ chứng tỏ kiến thức pháp luật của bà có vấn đề. Việc bà báo cho Sứ quán Đức biết việc không được nhập cảnh là quyền của bà, nhưng việc bà cho biết, Sứ quán Đức ở Hà Nội đã phản ánh (hay phản đối) việc này với Bộ Ngoại giao Việt Nam thì còn phải xem lại. Chắc các nhà ngoại giao Đức ở Việt Nam không đến nỗi thiếu hiểu biết pháp luật và tập quán quốc tế như bà luật sư./.

Trần Nguyễn, tapchihuongviet.eu


  


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.