feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngày 12/4 tới trong khuôn khổ Festival Huế, khai trương triển lãm “Ấn tượng và báu vật Hoàng cung” tại nhà Tả Vu, Đại Nội Huế. Triển lãm do ĐSQ Đức phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhóm chuyên gia GCREP (Đức) tổ chức. .


Nhân dịp này, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Jutta Frasch trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.

Bà có thể nói gì về triển lãm “Ấn tượng và báu vật Hoàng cung” tại nhà Tả Vu trong Đại Nội Huế sắp tới?

Tôi rất mừng có thể giới thiệu triển lãm tuyệt vời này tới công chúng vào 12/4, đúng ngày khai mạc sự kiện Festival Huế. Nhà Tả Vu vừa mới được trùng tu ở trung tâm Đại Nội Huế và triển lãm “Ấn tượng và Báu vật Hoàng cung’’ sẽ mang lại cho khách tham quan một cái nhìn trực quan về cuộc sống thường nhật, nghi lễ, đặc điểm và thiết chế triều đình nhà Nguyễn.

Dự án bảo tồn, trùng tu và triển lãm lâu dài tại Tả Vu được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao CHLB Đức thông qua dự án Trùng tu, Bảo tồn và Đào tạo Đức (GCREP) hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Bảo tàng cổ vật cung đình Huế (HMRA) từ tháng 10/2012 đến tháng 4/2014.


Triển lãm “Ấn tượng và báu vật Hoàng Cung” mở cửa từ 7h-17h hàng ngày, bắt đầu từ 12/4 tại Tả Vu, Đại Nội Huế


Với triển lãm này, lần đầu tiên du khách đến thăm công trình ở trung tâm hoàng cung Huế có dịp thưởng lãm một cách toàn diện về cuộc sống và công việc của các vị vua triều Nguyễn cùng các thành viên trong gia đình.

Trên 17 tấm panô khổ lớn là hình ảnh và bản sao các tư liệu thời vương triều Nguyễn. Kèm theo đó là thông tin về các vị vua và hoàng gia, kiến trúc và cơ cấu triều đình, tổng quan về cuộc sống thường nhật và các lễ nghi, âm nhạc, trang phục và ẩm thực trong đời sống cung đình.

Phần giới thiệu toàn cảnh này được bổ trợ bằng các hiện vật gốm và đồng dùng trong ẩm thực cung đình và các hoạt động tiêu khiển khác.

Được biết năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 35 năm quan hệ Việt - Đức, GCREP đã thực hiện rất thành công việc trùng tu nội thất lăng Tự Đức với các tác phẩm và họa tiết tranh tường quý giá. Ngoài ra, phía Đức còn đào tạo được cho VN 5 học viên lành nghề trong lĩnh vực này. Vậy việc trùng tu nội thất nhà Tả Vu lần này ra sao, thưa bà?

Việc trùng tu nội thất (các họa tiết hoa văn trên tường, trần) của nhà Tả Vu được thực hiện với sự tham gia của 9 học viên người Việt Nam trước đó đã tham gia khóa đào tạo của các chuyên gia Đức thuộc dự án. Nhóm chuyên gia với tổng cộng trên 4.000 giờ lao động đã tái hiện và phục chế lại các họa tiết hoa văn gốc của nhà Tả Vu. Bắt đầu từ ngày 12/4 tới, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên trạng của công trình nhà Tả Vu tại trung tâm Đại nội Huế.

Sự hiện diện của nhóm chuyên gia Đức GCREP tại cố đô Huế đã bước sang năm thứ 11 với hàng loạt các công trình được trùng tu thành công như Cung An Định, Bửu Thành Môn và bình phong ở lăng Tự Đức, đền Tối Linh Từ ở Phủ Nội Vụ và bây giờ là Tả Vu ở điện Cần Chánh. Vậy các dự án tiếp theo của GCREP trong thời gian tới là gì?

“Cố đô Huế là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Việt Nam. Lần đầu tiên đặt chân đến cố đô Huế, tôi đã thấy rất yêu thích Huế và bị cuốn hút bởi những họa tiết hoa văn tại các khu lăng tẩm”. Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Jutta Frasch

CHLB Đức đã hỗ trợ những dự án bảo tồn các di sản văn hóa trên toàn thế giới trong khuôn khổ chương trình bảo tồn văn hóa của Bộ Ngoại giao CHLB Đức từ năm 1981.

Mục tiêu của chương trình là tăng cường nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc và hỗ trợ đối thoại văn hóa giữa nước đối tác và Đức.

Từ 1987, CHLB Đức đã hỗ trợ 12 dự án tại Việt Nam với kinh phí hơn 1,3 triệu Euro.

Bộ Ngoại giao CHLB Đức trong khuôn khổ các dự án bảo tồn văn hóa của mình đã hợp tác rất tốt với các chuyên gia GCREP trong 11 năm qua, và kết quả các dự án trùng tu của GCREP là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác tốt đẹp đó. Vì vậy chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hợp tác mới với GCREP trong thời gian tới.

Đức cũng là một đất nước có nhiều địa danh Di sản Văn hóa thế giới. Cảm nhận của riêng bà về Di sản văn hóa thế giới cố đô Huế ra sao? Cách bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa giữa Đức và Việt Nam có khác nhau không, thưa bà?

Cố đô Huế là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Việt Nam. Lần đầu tiên đặt chân đến cố đô Huế, tôi đã thấy rất yêu thích Huế và bị cuốn hút bởi những họa tiết hoa văn tại các khu lăng tẩm.

Ở Đức việc bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa do các bang ở Đức tự phụ trách bởi cơ chế liên bang đặc thù của CHLB Đức. Song song với việc bảo tồn các di sản văn hóa, chúng tôi cũng thực hiện các hoạt động truyền thông giúp cho mọi người tiếp cận được thông tin về các di sản tốt hơn, và như vậy cần thiết phải có những chiến lược khai khác một cách bền vững các di sản văn hóa cũng như phát triển một ngành du lịch bền vững. Ở đây tôi thấy có nhiều sự khác biệt giữa Đức và Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!

Báo Tiền Phong phỏng vấn


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.