Phông chữ
Một công trình nghiên cứu tâm - sinh lý trẻ sơ sinh của các nhà khoa học Pháp và Đức gây chú ý đặc biệt bằng cách so sánh âm điệu tiếng khóc của các trẻ sơ sinh Pháp và trẻ sơ sinh Đức ở 3-5 ngày tuổi, họ nhận thấy tiếng khóc của các trẻ sơ sinh Pháp có âm điệu ngày càng tăng cao, còn  tiếng khóc của các trẻ sơ sinh Đức có xu hướng trầm xuống.

Điều đó có nghĩa là tiếng khóc của trẻ sơ sinh Pháp không giống tiếng khóc của trẻ sơ sinh Đức.

Sự khác biệt trong tiếng khóc của trẻ sơ sinh hai dân tộc này xuất phát từ chính sự khác biệt về ngôn ngữ của cha mẹ: người Pháp khi nói thường nhấn mạnh ở chữ cuối câu nên giọng có hơi cao hơn khi hết câu, còn người Đức thường hạ giọng ở cuối câu.

Các nhà khoa học cho rằng, âm hưởng khác biệt trong tiếng khóc của trẻ sơ sinh được thể hiện sau này qua những giai điệu khác biệt trong câu nói, cách phát âm của cha mẹ.

Kết quả nghiên cứu còn chứng tỏ, ngay từ ba tháng cuối cùng trong bụng mẹ, phôi thai đã biết nghe và có thể lờ mờ nhận thức được ngôn ngữ xung quanh, nhận thức được âm điệu lên xuống trong giọng nói của người mẹ. Bài học rút ra ở đây là nên dạy con từ trong bụng mẹ.