feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

"Các gia đình ở Việt Nam sang Đức ban đầu đều bị “sốc” vì giáo dục ở đây, và sau đó đều thừa nhận một nền giáo dục thẳng thắn, không giả dối có ích lợi thế nào”.

 

Tôi có mặt ở Berlin (Đức) mùa hè năm 2012 để tham gia một khóa học 2 tháng. Người Việt ở Berlin, nói chung là tương đối nhiều nhưng khá kín tiếng.
 
Thế nhưng chị Nguyễn Thị Hòa, khoảng hơn 50 tuổi, một phụ nữ bán hàng ăn ở Berlin- Kreuzberg lại khác. Chị cởi mở và đầy lòng trắc ẩn.

Tôi gặp chị một cách ngẫu nhiên trên đường đi viết đề tài khác về nông nghiệp nước Đức. Cửa hàng của chị nhỏ - chỉ kê đủ 2 bàn- bán đồ ăn Thái Lan, Việt Nam (trong đó chủ yếu là món mì xào khô). Chị nhiệt tình chỉ dẫn đường sá. Mặn chuyện hơn, tôi hỏi chị về chuyện kinh doanh, chị trả lời không cần giấu giếm. Thế rồi chị thở dài, lái sang câu chuyện khác: “Làm ăn ở đây nhưng tôi vẫn đau đáu về quê nhà. Mọi thứ ở Việt Nam, theo tôi là khá tốt, trừ giáo dục. Các gia đình ở Việt Nam sang đây ban đầu đều bị “sốc” vì giáo dục ở đây, và sau đó đều thừa nhận một nền giáo dục thẳng thắn, không giả dối có ích lợi thế nào”.

Khi chị mới sang Đức (cách đây hơn 15 năm), con chị còn nhỏ, bắt đầu đi học tiểu học và chị ngạc nhiên khi thấy trẻ con được được tiếp thu kiến thức về sức khoẻ sinh sản ngay từ lớp 2-3. “Tôi sốc vì ở tuổi đó chúng đã được dạy trẻ con sinh ra từ đâu, làm thế nào để có trẻ con… Thời điểm đó, nhiều gia đình người Việt vẫn quen truyền thống dạy con là trẻ sinh ra từ rốn, từ nách. Con tôi đi học tiểu học, nói như vậy với cô giáo, cô giáo bảo mẹ em nghĩ thế là mẹ em… khùng. Mới nghe thì hơi nóng mặt, nhưng sau tôi thấy cô giáo có lý, trẻ cần được học kiến thức đúng và không nói dối”.

Cùng học với con, chị Hòa hài lòng vì trẻ tiểu học không phải làm những bài toán quá lắt léo, mà được học lồng ghép nhiều kỹ năng thích ứng với cuộc sống, không học thêm, không phải “chạy điểm” thầy cô, không bị bố mẹ “chạy” cho vào công chức sau khi ra trường để có biên chế, để nhàn hạ. Trẻ có nhiều “quyền” với cuộc sống của mình, đồng nghĩa với sự tự lập.

“Tôi thấy bố mẹ ở Việt Nam “ấp” con cái nhiều quá, tôi luôn tin rằng trẻ độc lập hơn sẽ phát triển hơn, đồng nghĩa đất nước phát triển hơn. Điều đó rất giản dị, nhưng không biết bao giờ mới học được?”- chị Hòa nói.

Bài học đơn giản thế thôi nhưng có học được không? Câu trả lời dành cho mỗi phụ huynh, câu trả lời còn dài. Và tôi còn chờ đợi.
 
Lê Huyền, Dân Việt


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.