Phông chữ

Trưởng phòng gọi cháu lên nhờ "đếm giúp" mấy nghìn đô la tiền lãi ngân hàng... và rồi cháu đã để cho lão ta tự do khám phá cơ thể mình!


Cháu vừa ra trường được vài tháng. Trước đó cháu đã có 3 tháng thực tập tại một cơ quan Nhà nước. Lúc trước khi đến thực tập cháu càng háo hức bao nhiêu thì lúc kết thúc cháu lại càng thấy chán nản bấy nhiêu.

Cháu được xếp vào thực tập tại phòng tổ chức sự kiện vì lợi thế ngoại hình. Nhưng tại cơ quan cháu thực tập người làm thì ít, người chơi thì nhiều. Công việc chuyên môn không làm mà họ thường chỉ ngồi buôn dưa lê, bán dưa hấu, rồi nói xấu người nọ, kẻ kia, hoặc đi làm việc riêng. Đến tháng lĩnh lương, mà lương nhân viên ở đây rất cao ạ. Lúc đầu cháu tâm huyết muốn cống hiến sức trẻ và trí tuệ cho nơi mình thực tập. Nhưng đáp lại chỉ là những cái nhìn khinh khỉnh của các anh chị nhiều tuổi. Một hôm có một chị gọi cháu ra một góc nói nhỏ: “Nếu sau em muốn vào đây làm việc chính thức, em chỉ cần khéo chiều anh trưởng phòng là xong. Nhiều đứa xinh tươi mới vào phòng này toàn làm thế thôi em ạ”. Chị ấy còn nói vào đây công việc an nhàn, thu nhập ổn định và hơn rất nhiều cơ quan Nhà nước khác.

“Anh trưởng phòng” mà chị nhân viên trong công ty nói là một ông già sắp về hưu. Trong công việc, “anh” nói lắp ba lắp bắp, nhưng hễ cứ gặp các cô gái có nhan sắc một chút là lại buông lời tán tỉnh nghe rất rẻ tiền. Độ “dê” của “anh trưởng phòng” phát tiết ra ngoài.

Một hôm, “anh trưởng phòng” gọi cháu lên phòng riêng để bàn công việc. Nhưng thực ra là “anh nhờ đếm giúp mấy nghìn đô la tiền lãi ngân hàng”. Rồi “anh” nói “anh” biết là sinh viên không dư dả gì, nếu cháu cần tiền thì cứ cầm lấy mà tiêu. Tất nhiên là cháu không cầm. “Anh” lại hỏi tiếp, cháu có muốn khi ra trường vào cơ quan này làm việc không? Cháu trả là có và hỏi lại là cần phải có điều kiện gì. “Anh” trả lời là chỉ cần nghe lời “anh” thì mọi thứ “ok” hết. Thực ra là cháu đã thấy “anh trưởng phòng” này quá tởm từ lúc mới gặp, nhưng không ngờ hắn lại thớ lợ đến mức như thế. Cháu không nghĩ là hắn có thể dở trò đồi bại với cháu ngay tại phòng làm việc. Không hiểu sao lúc ấy cháu lại không kêu cứu, cũng chẳng thèm chống cự mà cứ để hắn tự do khám phá cơ thể mình.

Sau khi đã thoả mãn, hắn nói một câu chắc như đinh đóng cột: “Khi nào có bằng tốt nghiệp thì mang hồ sơ đến gặp anh!”. Thú thực là cho đến tận bây giờ cháu vẫn không hiểu tại sao lúc đó cháu lại dễ dãi đến thế.

Cháu sẽ phải xử lý với trưởng phòng như thế nào đây? (Ảnh minh hoạ)

Nhưng bi kịch của cháu không chỉ có thế. Khi cháu mang hồ sơ đến cho “anh trưởng phòng” thì anh lại nói có một số quy tắc ứng xử trong cơ quan mà cháu cần phải biết trước khi vào cơ quan. Và anh hẹn cháu tối đến nhà riêng của anh để anh “phổ biến”. Cháu cũng đã đoán được trước là việc gì sẽ xảy ra khi đến nhà anh ta, nhưng không hiểu sao cháu vẫn đến…

Sau lần ấy anh còn viện nhiều lý do để cháu đến nhà, nhưng cháu không đến nữa. Kể từ cái hôm cháu nộp hồ sơ cho anh ta đến nay đã được hơn một tháng. Cháu vẫn chưa được gọi đi làm. Cháu gọi điện đến hỏi thì anh ta cứ bắt tối phải đến nhà anh ta để “hoàn chỉnh” hồ sơ. Cháu đã tính thuê côn đồ nện lão một trận cho hả giận, nhưng nếu làm như thế thì công mình đã hai lần nhẫn nhục thành công cốc à? Hơn nữa cháu cũng đang rất cần một công việc ổn định để ở lại thành phố. Giờ đây cháu phải xử lý “anh trưởng phòng” này thế nào?

Cháu cảm ơn!

M. Lan


M. Lan thân!

Tôi nghĩ rằng chưa chắc là “anh trưởng phòng” này sẽ nhận cháu vào cơ quan. Thứ nhất là quyền quyết định cuối cùng không chắc thuộc về ông. Vì nếu ông có quyền quyết định thì sẽ không dám có hành vi như thế với một nhân viên tương lai của mình. Thứ hai là nếu nhận cháu vào làm việc thì cháu sẽ là một nhân chứng sống luôn luôn xuất hiện trước mắt ông ấy. Khó chịu lắm!

Đọc thư cháu gửi thì tôi biết là cháu đang gặp hai chuyện được gọi là tiêu cực và do cái văn hoá tiêu cực ấy mà tâm lý cháu bất ổn.

Thứ nhất là tiêu cực tại cơ quan mà cháu đã thực tập và muốn vào làm việc. Có người nhận lương mà không làm việc. “Lè phè” rồi ganh ghét những người làm được việc, thu nhập cao, năng động trong xã hội.

Thứ hai là có vài người không tự giác mà còn lôi kéo cháu vào vòng xoáy của xấu xa, gián tiếp “giới thiệu” cháu phải chiều ông trưởng phòng như là cái giá phải trả để có được công việc. Chắc họ cũng làm như vậy từ lâu nay với ông “ma cà” ấy.

Hai tiêu cực này tồn tại trên cơ sở “người ngoan nghe lời người đi trước, nghe người “phía” trên”. Từ bối cảnh đó, vấn đề tâm lý của cháu là giữa nhu cầu thực tế là có việc làm ổn định để ở lại thành phố, và giá phải trả là “bán thân” xem tương đương như bán sức lao động. Trong tâm lý, cháu phải tách rời cảm xúc chịu đựng – chấp nhận hay không chấp nhận tức khắc vì lương tâm đạo đức – với kế hoạch của lý luận lâu dài là biết đợi chờ – đến mức nào đó – để thực hiện chương trình lớn của mình.

Làm thế nào để “đánh” ông trưởng phòng một đòn tâm lý có hiệu quả? Một là không nên cho mình là nạn nhân mà mình phải sống một giai đoạn hy sinh, dù giá phải trả rất cao. Sau đó, gộp hai mục tiêu chung vào một:

1. Làm thế nào để  có được công việc làm, tức là lời hứa của ông ta phải được cụ thể hoá, phải có bằng chứng, có nhân chứng. Cháu hãy tìm đồng minh. Không gì là nhục nhã hết.

2. Giai đoạn sau là thiết lập lại sự thật. Sự thật của “anh trưởng phòng” và sự thật mình hy sinh nhưng vẫn giữ nhân sắc và nhân bản của mình. Nói sự thật không phải là tố cáo ai cả! Nguyễn Trường Tộ có nói: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

Thân!