Phông chữ
Từ một vùng vốn nổi danh khắp thế giới về bia và những điệu nhảy truyền thống, Bavaria đang dần lột xác trở thành thung lũng Silicon của Đức.

Cái tên Bavaria (Bayern) có thể vẫn gợi lên trong tâm trí nhiều người hình ảnh về những quán bia lộn xộn, những ban nhạc chơi kèn đồng, và những anh chàng mặt đỏ gay mặc áo cộc tay cổ thấp, quần da lửng có quai đeo. Nhưng hiện giờ Munich, thủ phủ của Bavaria, đang dần lột xác trở thành thung lũng Silicon của Đức.

Bavaria, thuộc miền nam nước Đức, là một trong hai bang giàu có nhất quốc gia này, đã và đang rất nỗ lực để loại bỏ hình ảnh cũ của mình. Trước kia, đây là một vùng nông nghiệp thiếu thốn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế công nghệ cao hơn ở đây bắt đầu từ sau Chiến tranh Thế giới 2.

Nhưng như thế không có nghĩa là người dân Bavaria đã đoạn tuyệt với truyền thống của mình. "Cả hai" Bavaria đều đang phát triển và không có gì mâu thuẫn với nhau. Thanh niên thành phố đi ra ngoài với iPod cầm tay, nhưng khi về nhà họ vẫn mặc áo cộc tay cổ thấp.

Các công ty như Siemens xuất hiện khắp nơi từ Berlin cho tới Munich. Khu vực xung quanh Munich - nơi chiếm 1/3 tổng sản lượng của Bavaria - là "nhà" của không chỉ các "ông lớn" như BMW và MAN, mà còn của hàng trăm công ty nhỏ hơn hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, IT, và công nghệ môi trường phát triển mạnh từ hai thập kỷ trở lại đây, cũng như của 550 công ty IT khác của Mỹ.

Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra xuôi chèo mát mái. Sau khi đã tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực sản phẩm điện tử và phát triển nền sản xuất tiên tiến, Munich lại đứng trước nguy cơ để mất vị thế cạnh tranh của mình trong giai đoạn giữa thập kỷ 1990. Thành phố này phải đối mặt với một tác động kép do đợt suy thoái năm 1993 - 1994 gây ra, khiến các ngành công nghiệp xuất khẩu lao đao. Thêm vào đó, nhu cầu đối với quốc phòng và hàng không vũ trụ - một trong những thế mạnh của bang - sụt giảm vì Chiến tranh lạnh lúc này đã đi đến hồi kết.

Trước tình hình đó, chính quyền bang Bavaria đã ra tay hỗ trợ bằng cách bán 2,9 tỉ euro (2,5 tỉ bảng) cổ phiếu của họ trong các công ty năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước, rồi đầu tư phần lớn số tiền đó vào các sáng kiến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Bayern Kapital, một nhánh của LfA Förderbank Bayern, ngân hàng bang Bavaria, được thành lập bằng 75 triệu euro tiền của bang nhằm cấp vốn cho các công ty mới mở, đặc biệt là các công ty tham gia hoạt động trong các khu vực công nghệ cao có mức rủi ro lớn.
 
 Từ một vùng vốn nổi danh khắp thế giới về bia và những điệu nhảy truyền thống, Bavaria đang dần lột xác trở thành thung lũng Silicon của Đức.

Cái tên Bavaria có thể vẫn gợi lên trong tâm trí nhiều người hình ảnh về những quán bia lộn xộn, những ban nhạc chơi kèn đồng, và những anh chàng mặt đỏ gay mặc áo cộc tay cổ thấp, quần da lửng có quai đeo. Nhưng hiện giờ Munich, thủ phủ của Bavaria, đang dần lột xác trở thành thung lũng Silicon của Đức.

Bavaria, thuộc miền nam nước Đức, là một trong hai bang giàu có nhất quốc gia này, đã và đang rất nỗ lực để loại bỏ hình ảnh cũ của mình. Trước kia, đây là một vùng nông nghiệp thiếu thốn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế công nghệ cao hơn ở đây bắt đầu từ sau Chiến tranh Thế giới 2.

Nhưng như thế không có nghĩa là người dân Bavaria đã đoạn tuyệt với truyền thống của mình. "Cả hai" Bavaria đều đang phát triển và không có gì mâu thuẫn với nhau. Thanh niên thành phố đi ra ngoài với iPod cầm tay, nhưng khi về nhà họ vẫn mặc áo cộc tay cổ thấp.

Các công ty như Siemens xuất hiện khắp nơi từ Berlin cho tới Munich. Khu vực xung quanh Munich - nơi chiếm 1/3 tổng sản lượng của Bavaria - là "nhà" của không chỉ các "ông lớn" như BMW và MAN, mà còn của hàng trăm công ty nhỏ hơn hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, IT, và công nghệ môi trường phát triển mạnh từ hai thập kỷ trở lại đây, cũng như của 550 công ty IT khác của Mỹ.

Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra xuôi chèo mát mái. Sau khi đã tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực sản phẩm điện tử và phát triển nền sản xuất tiên tiến, Munich lại đứng trước nguy cơ để mất vị thế cạnh tranh của mình trong giai đoạn giữa thập kỷ 1990. Thành phố này phải đối mặt với một tác động kép do đợt suy thoái năm 1993 - 1994 gây ra, khiến các ngành công nghiệp xuất khẩu lao đao. Thêm vào đó, nhu cầu đối với quốc phòng và hàng không vũ trụ - một trong những thế mạnh của bang - sụt giảm vì Chiến tranh lạnh lúc này đã đi đến hồi kết.

Trước tình hình đó, chính quyền bang Bavaria đã ra tay hỗ trợ bằng cách bán 2,9 tỉ euro (2,5 tỉ bảng) cổ phiếu của họ trong các công ty năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước, rồi đầu tư phần lớn số tiền đó vào các sáng kiến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Bayern Kapital, một nhánh của LfA Förderbank Bayern, ngân hàng bang Bavaria, được thành lập bằng 75 triệu euro tiền của bang nhằm cấp vốn cho các công ty mới mở, đặc biệt là các công ty tham gia hoạt động trong các khu vực công nghệ cao có mức rủi ro lớn.

Nhưng có một nhân tố khác cũng góp phần vào thành công của vùng này: đó là một mạng lưới dày đặc gồm 13 trường đại học và hàng loạt các tổ chức nghiên cứu công. Các học giả ở Trường Kinh tế London ngợi ca Munich là một hình mẫu về "độ dày đặc của các học viện".

"Chúng tôi đầu tư tiền của vào các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, và các học viện khoa học ứng dụng; lúc nào cũng có một mạng lưới như vậy", ông Zeil cho biết. "Điều hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài chính là mạng lưới này".

Hiện có hơn 55.000 người tham gia làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong và xung quanh Munich. Hơn hai thập kỷ nay, tính theo dân số, Munich có tỉ lệ sở hữu bằng sáng chế công nghệ cao nhất Đức.

Max Nathan, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu LSE Cities, nhận thấy khá nhiều điểm tương đồng giữa Munich và khu vực Bay của California: "Trong 60 năm qua, cả hai đều có sự chuyển mình từ vị trí các cộng đồng nông thôn thành các trung tâm công nghệ cao. Cả hai đều có nền kinh tế vững mạnh với chất lượng cuộc sống tuyệt vời - đây là một lý do giúp giữ chân mọi người ở lại với Munich".

Cách đó khoảng 350km về phía đông, tại Dresden, Silicon Saxony cũng đang theo đuổi mô hình của Munich. Đây là một hiệp hội công nghiệp gồm gần 300 công ty hoạt động trong các lĩnh vực vi điện tử, chất bán dẫn, quang điện thế, và phần mềm; tất cả đều tập trung xung quanh Dresden.

Đức là nước dẫn đầu về đầu tư cho năng lượng tái sinh, và hiện là thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Một trong những tên tuổi lớn - và cũng là một trong những ngọn cờ đầu - trong lĩnh vực này là Solarwatt, công ty có trụ sở tại Dresden. Solarwatt đã hoạt động được 18 năm với số nhân lực hiện nay là 480 người và nguồn doanh thu 300 triệu euro. Hơn 1/4 trong số đó có được từ việc xây dựng các trạm thu năng lượng mặt trời, số còn lại từ việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà dùng cho hộ gia đình và các công ty quy mô nhỏ.

Một nguyên nhân chính dẫn tới thành công ngày hôm nay của họ là chính sách thuế ưu đãi mà Đức áp dụng từ một thập kỷ trước. Theo chính sách này, nhà nước sẽ bỏ tiền mua lại tất cả số năng lượng dư thừa mà các công ty sản xuất năng lượng mặt trời tạo ra.

Song cho tới nay, nỗ lực của Đức nhằm biến nơi từng là trung tâm công nghiệp dọc hai con sông Ruhr và Rhine thành một cơ sở công nghệ sinh học của cả châu Âu vẫn gặp phải khó khăn. North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất nước Đức, hiện đang tận dụng các chính sách hỗ trợ của bang để phát triển một mạng lưới các công ty công nghệ sinh học nhằm đem lại thay đổi cho khuôn mặt vùng Ruhr - trung tâm khai thác than và sản xuất thép của Đức từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ sở khoa học ở vùng Ruhr vẫn còn khá yếu, chưa đủ sức để phát triển một ngành công nghiệp sinh học thương mại ở đây.

Thủy Nguyệt dịch theo Guardian