Phông chữ

Gần 20 năm kể từ khi bức tường chia Berlin thành hai phần được phá bỏ, công trình nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh này vẫn được nhắc đến. Một số đoạn tường được bảo tồn như nhắc nhở về một chương đặc biệt trong lịch sử Đức.

Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây Bức tường Berlin ngày 13/8/1961 và đường biên giới kiên cố này đã tồn tại trong suốt 28 năm, trước khi được phá dỡ vào tháng 11/1989. Đây là một đoạn tường dài khoảng 100 mét còn được lưu giữ nguyên vẹn trên phố Zimmer, nay thuộc trung tâm Berlin.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Đoạn tường dài nhất còn được giữ lại nằm trên đường Friedrichshain, chạy dọc sông Spree. Phía xa là tháp truyền hình Berlin nổi tiếng do chính quyền Đông Đức xây dựng và nay nó vẫn là một trong những biểu tượng quen thuộc của thành phố.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Bức tường Berlin, ngoài tính chất tiêu biểu cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh, còn nổi tiếng như một gallery khổng lồ của các bức tranh graffiti do các nghệ sĩ đường phố thực hiện. Đây là một trong những đoạn tường có các hình vẽ như vậy trên đường Friedrichshain.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Bánh xe lịch sử của Bức tường Berlin đã ngừng quay kể từ ngày 9/11/1989 khi nó bắt đầu được người dân phía đông và tây thành phố phá bỏ hàng loạt. Nhưng đoạn tường trên phố Bernauer này vẫn nằm yên đó, không phải với tư cách là đường biên giới như trước kia mà như một chứng tích.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Đoạn tường khá dài còn giữ lại trên đường Friedrichshain này gợi cảm giác bức bối và sự chia cắt giữa hai khu vực phía đông và phía tây của Berlin. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ so với bức tường từng tồn tại vài thập kỷ trước.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Những hình vẽ về vô số nội dung khác nhau trên Bức tường Berlin, phần lớn được phóng tác thời kỳ sau khi phần lớn bức tường đã bị phá, được rất nhiều khách du lịch đến thăm và chụp ảnh kỷ niệm.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Một trong vô số đoạn tường được đục thủng vào tháng 11/1989 lịch sử. Đây là cách người dân Berlin hai khu vực Đông và Tây khi đó làm để qua lại khám phá lẫn nhau, sau gần 30 năm sống trong cùng một thành phố nhưng lại thuộc hai quốc gia đối đầu.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Một mảnh tường trên quảng trường Posdamer Platz. Trước đây khu vực này là vùng trắng không có dân cư vì là nơi bức tường hiện diện. Ngày nay đây là một trong những nơi sầm uất nhất Berlin và mảnh tường trở thành “thỏi nam châm” hút khách du lịch tới chụp ảnh kỷ niệm.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Charlie Checkpoint, trạm gác nổi tiếng nhất của Bức tường Berlin được phục dựng nguyên dạng trên phố Friedrich. Đây là nơi từng chứng kiến sự đối đầu nín thở giữa hàng đoàn xe tăng Mỹ và Liên Xô tháng 10/1961. Sau đó, Washington và Matxcơva đã chấp nhận xuống thang và cho rút các chiến xa.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Tại những khu vực quan trọng, dấu vết Bức tường Berlin được ghi nhớ bằng hai hàng gạch đặt chìm dưới lòng đường, trên đó có những bảng đồng khắc tên Bức tường Berlin bằng tiếng Đức (Berliner Mauer) và mốc thời gian tồn tại của nó.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin
Một kiểu kết thúc sứ mệnh lịch sử của Bức tường Berlin: những mảnh vụn đủ kích cỡ của nó được đặt trang trọng trong những hộp nhựa bán cho khách du lịch. Thậm chí những mảnh tường nặng cỡ vài tạ còn được bày bán ngoài chợ trời với giá hàng trăm euro.
Anh nhung dau vet cua Buc tuong Berlin