feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Được mệnh danh đất nướccủa bia và xúc xích, người Đức rất tự hào về điều này. Người ta thường nói: người Đức uống bia thay nước, quả không sai, hầu hết người dân uống bia rất nhiều.

Đối với người Đức bia không chỉ là một thứ đồ uống mà hơn trên hết bia còn là nét văn hóa đặc trưng.

Luật bia

Bia và luật tinh khiết được coi là biểu tượng đặc trưng mang tính quốc tế của Đức.

Bia là một loại đồ uống có cồn cổ nhất trong lịch sử, thực ra xuất xứ của bia từ Ai Cập vào thiên niên kỷ thứ năm trước công nguyên. Lúc đầu, nó chỉ được dành làm đồ uống cho các vua chúa và quan lại, trải qua quá trình lịch sử với nhiều biến đổi, vào khoảng năm 800 trước Công nguyên, xưởng sản xuất bia đầu tiên tại Đức đã ra đời. Đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, nó đã đóng vai trò lớn trong nền tài chính kinh tế của đất nước này. Không như người Ai Cập, người Đức làm bia cho tất cả các thành phần tầng lớp xã hội, không phân biệt giai cấp.

Công việc làm bia lúc đầu do phụ nữ đảm nhận, sau đó được Jan Primus, một tu sĩ, thử nghiệm bằng cây hoa bia, sau này ông được mệnh danh là ông tổ nghề bia. Nhưng đến thế kỷ 14 sau Công nguyên, do sự đi xuống của kinh tế và thuế má, nhà vua Sigismund đã phá hủy rất nhiều tu viện sản xuất bia truyền thống, đến năm 1803 chỉ còn sót lại một vài nơi, tính đến nay con số chỉ còn 11 và những xưởng này hầu hết đã trở thành những nơi sản xuất bia truyền thống nổi tiếng nhất nước Đức.

Vào thế kỷ XIV, tại Bremen người ta cho xuất khẩu bia sang các nước láng giềng như Hà Lan, Anh, các nước vùng Scandinavia, riêng Hamburg  có tới 600 xưởng sản xuất bia và xuất đi các nước xa hơn ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Riêng ở bang Bavaria, Spaten được đánh giá là loại bia đặc biệt có giá trị về chất lượng và độ ngon, quê hương của bia Spaten ở Munich, một nhà máy xuất khẩu bia lớn thứ hai ở bang. Người ta thường nói, đến Munich uống bia Spaten, bạn sẽ quên đi tất cả các loại bia khác ở trên đời. Vì không thứ nào có thể tinh khiết hơn, ngon hơn và mùi vị tự nhiên hơn thế.

Ngày 23-4-1516 được đánh giá là một ngày trọng đại nhất trong lịch sử bia của nước Đức. Vào ngày này, hoàng đế Herzog Wilhelm của bang Bavaria đã cho ra đời luật tinh khiết (Reinheitsgebot), nghiêm cấm mọi hình thức cho hóa chất vào bia, bia nguyên chất chỉ được làm từ nước, ngũ cốc (đại mạch), hoa bia và men. Đây là đạo luật cổ nhất, tốt nhất và mang tính nhân loại cao nhất của lịch sử loài người trong ngành chế biến thực phẩm tính cho đến nay. Luật được thi hành rất nghiêm khắc vì thế, bia Đức được đánh giá là bia sạch và tinh khiết trên thế giới. Đến thế kỷ XIX, sự phát triển của bia Đức đã đạt đến độ thượng thừa. Tại Đức hiện có hơn 5.000 nhãn hiệu và 1.300 nhà máy sản xuất bia lớn nhỏ. Bia Đức được xuất khẩu đi trên toàn thế giới với chất lượng cao, đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như độ vệ sinh thực phẩm với một công nghệ hiện đại nhưng vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản và luật tinh khiết một cách nghiêm ngặt.

Nhà máy sản xuất bia lâu đời nhất có tên Weihenstephan Abbey, nằm ở thị trấn Bavarian, thành phố Freising, ra đời vào năm 725. Tại nước Đức, gần như mỗi vùng, mỗi làng đều có ít nhất một nhãn hiệu bia riêng.

Hiện nay, còn có cả các loại bia không cồn dùng làm đồ giải khát trong mùa hè vừa có lợi cho sức khỏe mà không làm tăng lượng đường trong cơ thể như các đồ uống ngọt khác.

Văn hóa bia

Các lều bia, quán bia ở Đức trở thành rất phổ biến, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Đa số dân Đức thích uống bia Pilsner có màu sáng, nồng độ cao với hương vị đậm đà của hoa bia và tùy khẩu vị mỗi người có thể chọn từng loại khác nhau.

Đối với người Đức, bia không chỉ là thức uống lúc rảnh rỗi, lúc trà dư tửu hậu, mà họ còn dùng bia làm nước giải khát trong cuộc sống hàng ngày. Vào những buổi chiều sau giờ tan sở, tại những quán rượu, dễ dàng bắt gặp những công chức nấn ná nơi đây, làm vài vại trước khi về nhà. Công nhân uống bia vào giờ ăn trưa, hoặc ngay cả khi đang làm việc. Ở đất nước này, có thể uống bia thoải mái miễn là không say xỉn túy lúy dẫn đến việc không kiểm soát được những hành động của mình. Một trong những đặc trưng góp phần tạo nên “văn hóa bia” tại Đức là có thể uống đến say và sau đó vẫy taxi về nhà chứ hiếm khi lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo.

Khoảng 78% người dân Đức thường lui tới những quán nhỏ mà họ yêu thích, tiếng Đức gọi là Lieblingslokal để gặp gỡ bạn bè, chuyện phiếm. Họ cảm thấy dễ chịu như ở chính nhà mình vậy. Mỗi quán có nhiều khách quen, cố định không chỉ phụ thuộc ở chất lượng đồ ăn thức uống mà còn ở thái độ phục vụ của chủ và nhân viên. 54% người Đức hay đến các quán bia bình dân, 31% hay ăn ở các nhà hàng Đức, 28% ở các nhà hàng Ý, Hi Lạp, Tây Ban Nha... Người Đức đặc biệt thích uống bia lấy từ thùng, họ thường gọi bia vại trước khi mua bia chai.

Đến Munich uống bia Spaten, bạn sẽ quên đi tất cả các loại bia khác trên đời.

Lễ hội bia Oktorberfest

Vào giữa tháng 9 hàng năm, người ta đưa các loại bia trên khắp nước Đức về tụ họp tại thành phố Munich, bang Bavaria để tham dự lễ hội Okterberfest - một lễ hội văn hóa ẩm thực độc đáo và hoành tráng nhất thế giới.

Khởi thủy, lễ hội này được tổ chức để mừng đám cưới của vua Ludwig và công nương Therese Von Sachsen - Hildburghausen vào năm 1810. Sau này được tổ chức hàng năm và được coi là một sự kiện văn hóa rất lớn không chỉ của nước Đức mà trên toàn thế giới. Vào ngày này nhiều người khắp nơi kéo đến Munich, họ đến đây để ăn xúc xích, uống bia và nhảy múa.

Tại Oktoberfest, khách được phục vụ bia thỏa thích vào bất cứ lúc nào. Lễ hội cũng có hội chợ, dàn nhạc, các cuộc thi đấu thể thao và các cuộc vui trên đường phố...  Trong không khí náo nhiệt của lễ hội, bạn có thể thỏa sức hát hò, làm quen với bất cứ ai và tất cả đều trở thành bạn bè!

Lễ hội bia năm nay được tổ chức hoành tráng hơn vì là lễ hội lần thứ 200 kể từ khi ra đời. Người tham dự sẽ được chứng kiến màn diễu hành độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của người Đức: Các cô gái mặc váy Dirndl đầy quyến rũ, những chàng trai khỏe khoắn trong bộ quần da, các cửa hàng và đường phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, các xe ngựa kéo những thùng bia đầy ăm ắp, các lều bia cổ kính, đặc trưng nhưng vẫn không mất đi vẻ lãng mạn, bạn sẽ uống bia từ những vại bia cỡ nửa lít trở lên.

Biểu tượng của lễ hội năm nay là một vại bia làm bằng sứ dung lượng một lít, có nắp thiếc, poster Oktoberfest 2010 rất có ý nghĩa với một chiếc váy truyền thống của phụ nữ bang Bavaria, quần da, bánh Brezel, một vại bia và một hình trái tim, để người ta luôn nhớ đến vua Ludwig và công chúa Therese, người đã sáng lập ra lễ hội này. Có thể mua chiếc vại này tại các cửa hàng lưu niệm với giá 28-40 Euro.

Lễ hội năm nay còn tổ chức cuộc đua ngựa, hoạt động này đã không được tiến hành hơn 30 năm nhưng lần này ban tổ chức đã khôi phục đúng với lễ hội gốc. Bình thường, hội bia kéo dài từ khoảng giữa đến cuối tháng 9 nhưng năm nay, sẽ kéo dài từ ngày 18-9 đến 4-10.

Đến lễ hội sẽ được thưởng thức một không khí sôi nổi náo nhiệt, một sự giao lưu giữa văn hóa truyền thống và văn hóa ẩm thực có một không hai, sẽ cảm nhận được lòng mến khách của nước chủ nhà, để thấy người dân Đức không hề lạnh lùng, họ rất phóng khoáng, cởi mở và hòa nhập.
 
 

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.