Phông chữ
Thể thao luôn là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả. Chính vì vậy, mỗi dịp Cá tháng Tư là mỗi dịp các tờ báo thể thao uy tín thế giới lại tung ra những trò đùa sáng tạo.

Nguyên tắc của ngày Cá tháng Tư là nói dối nhưng người bị nói dối không được giận. Chính vì vậy các tờ báo thoả sức đưa ra những tin tức shock nhất. Và rất nhiều cảm xúc hỉ nộ ái ố xoay quanh những tin tức Cá tháng Tư. Sau đây là những vụ việc nói dối đình đàm nhất trong lịch sử nhân ngày Cá tháng Tư của làng thể thao thế giới.


Tờ Izvestia đưa ra thông tin Cá tháng Tư về Diego Maradona đến Spartak làm các cổ đông viên mừng hụt.

Năm 2009: Tờ báo vốn chuyên đưa tin giật gân The Sun đã tung ra một thông tin rất shock: Trong trận đấu tại vòng lại World Cup với đối thủ Ukraine, tất cả mọi người ở sân vận động sẽ phải đứng khi dàn nhạc cử bài quốc ca Ukraine (vốn là bài Quốc ca dài nhất thế giới: 6,5 phút).

Những cổ động viên nào ngồi xuống sẽ lập tức bị đuổi ra khỏi sân Wembley. Trò đùa này đã khiến màn Quốc ca dành cho đội Ukraine có quang cảnh trang nghiêm hơn hẳn.

Năm 1993:
Đài phát thanh Westdeutsche Rundfunk vùng Cologne, Đức đã thông báo rằng những người chạy tập thể dục không được chạy quá tốc độ 10km/h. Lý do: tốc độ chạy quá nhanh và bước chân chạy nặng nề nện lên nền đất sẽ ảnh hưởng đến những con sóc vốn là loài vào mùa kết đôi và sinh nở khi tháng 4 về.

Năm 1988: tờ báo Izvestia đưa ra thông tin nóng bỏng: “Đội bóng Moscow Spartak đã thương thảo với siêu sao bóng đá Argentina là Diego Maradona.

Cậu bé vàng Maradona đã đồng ý về với Spartark với mức chi cho riêng anh là 6 triệu USD”. Trước đó, chưa bao giờ tờ Izvestia đưa ra thông tin Cá tháng Tư nên các cổ đông viên Spartak ngất ngây vì sung sướng.

Năm 1985:
Tờ Sports Illustrated đã cho đăng tải một câu chuyện rất ly kỳ về một cầu thủ bí ẩn của đội bóng chày Mets. Đó là Sidd Finch, chàng trai đã có thời gian dài sống trong một tu viện Tây Tạng.

Với sự hướng dẫn của một cao thủ Lạt Ma, Finch có thể ném bóng với tốc độc 168 dặm/giờ, mạnh gần gấp rưỡi kỷ lục thế giới tại thời điểm đó. Cổ động viên đội Mets vui sướng phát cuồng. Tờ Sports Illustrated nhận được hàng loạt yêu cầu thông tin thêm về chàng cầu thủ bí ẩn. Sau ngày Cá tháng Tư, mọi người đều chưng hửng vì ký giả George Plimpton đã bịa ra toàn bộ câu chuyện.

Năm 1981: Tờ Daily Mail đã đăng tải một bài báo đầy ly kỳ và hài hước về cuộc chạy marathon. Một người chạy marathon Nhật Bản có tên Kimo Nakajimi đã đăng ký tham gia cuộc thi London marathon.

Cuộc chạy London Marathon có chiều dài 26 dặm. Tuy nhiên do lỗi dịch thuật nên Kimo đã tưởng rằng phải chạy trong 26... ngày. Tờ Daily Mail còn đăng ảnh Kimo và thông báo rằng anh chàng người Nhật lúc đó vẫn đang chạy lang thang ở đâu đó trên các con lộ ở Anh.

Năm 1977: Đài truyền thanh Merseyside nước Anh đã thông báo về một loại chân giả dành cho những con ngựa bị gãy chân. Theo đó, chân giả của ngựa làm bằng nhựa, những con ngựa đeo chân giả sẽ tạo sức bật mạnh hơn. Những con ngựa đeo chân giả rất dễ có khả năng thắng giải đua ngựa Grand National.