Phông chữ
Hỏi: Kính chào ban biên tập. Tôi có một vấn đề thắc mắc mong ban biên tập tư vấn giúp tôi.

Chồng tôi là một người Đức, chúng tôi đã kết hôn có một con chung sau 4 năm chung sống. Tôi hiện nay đang học nghề may (Ausbildung als Modeschneiderin) và nhận tiền học nghề hàng tháng. Chồng tôi hiện nay đã về hưu. Với hoàn cảnh như vậy tôi có thể nhập quốc tịch hay không? và thủ tục nhập quốc tịch tôi phải làm trình tự như thế nào?
 
 
 
 
 
Xin chân thành cảm ơn và chúc ban biên tập luôn thành công.

Trả lời:

Theo điều 10 Luật quốc tịch Đức (STAG), người đệ đơn vào quốc tịch Đức phải đủ các điều kiện sau:

1. Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên.

2. Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình. Ví dụ như vợ hoặc chồng và các con (không ăn xã hội và Hartz IV)

3. Đủ điều kiện nhà ở theo quy định.

4. Đóng bảo hiểm y tế.

5. Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức.

6. Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest).

7. Không phạm tội tại CHLB Đức .

8. Thừa nhận luật pháp CHLB Đức

9. Từ bỏ quốc tịch mình đang có.Tuy nhiên theo điều  9-8 Luật quốc tịch (StAG) Nếu có vợ hoặc chồng là công dân Đức thì chỉ cần có thời gian cư trú hợp pháp tại CHLB Đức ít nhất là 3 năm và có 2 năm chung sống là hôn thú với nhau.

Xét về thời gian chị đủ điều kiện đệ đơn vào quốc tich Đức. Song chiều theo điều 9 Luật quốc tịch (StAG). Người đệ đơ không hưởng trợ cấp, tiền nhà  (Wohngeld) tiền thất nghiệp loại I; II hoặc học bổng BAFoG.

Nhưng nếu riêng hưu trí của chồng chị đảm bảo cho cuộc sống cả nhà ($StAG; abs.2) thì vẫn đủ điều kiện đệ đơn vào quốc tịch.

Theo quy định mới người đệ đơn phải đóng bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung).

Căn cứ vào quy định trên nếu chị thấy mình đủ điều kiện thì ra sở ngoại kiều phòng quốc tịch (Staatsangehörigkeit) xin mẫu đơn vào quốc tịch Đức (Antrag auf Einbürgerung) tại phòng quốc tịch. Chị sẽ được hướng dẫn cụ thể và các giấy tờ liên quan phải nộp.

Khi có giấy xác nhận bảo đảm sẽ được nhập quốc tịch Đức (Einbürgerungszusiche).

Chị cầm giấy này ra phủ của tiểu bang hợp pháp hoá. Sau khi chị liên lạc với đại sứ quán Việt Nam tại Berlin hoặc lãnh sự quán tại Frankfurt am Main làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam http://www.vietnambotschaft.org/

Chuyên gia tư vấn Bùi Quang Huy