feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Hỏi: Vợ chồng tôi là Việt kiều tại Đức, đang có kế hoạch làm ăn ít năm nữa rồi sẽ hồi hương. Để chuẩn bị, vợ chồng tôi định mua trước một căn nhà tại TPHCM. Cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật Việt Nam, vợ chồng tôi có được sở hữu nhà tại Việt Nam không? (Anh Tuấn, Việt kiều Đức).

Trả lời: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với kiều bào, từ nhiều năm qua Nhà nước ta đã bắt đầu cho phép bà con Việt kiều được mua nhà ở tại Việt Nam. Và quy định này được chính thức ghi nhận tại Luật Đất đai năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005. Từ đó đến nay, có khá nhiều Việt kiều được mua nhà tại quê hương. Tuy nhiên, phải hội đủ một số điều kiện luật định.

Cụ thể, theo quy định tại điều 121 Luật Đất đai và điều 126 Luật Nhà ở (đã được xác định lại tại Luật Sửa đổi Luật đất đai và Luật Nhà ở năm 2009), bà con Việt kiều thuộc các trường hợp sau đây được quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

* Người có quốc tịch Việt Nam.

* Người gốc Việt Nam thuộc diện về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

Tuy nhiên, để được sở hữu nhà tại Việt Nam, bà con Việt kiều thuộc các trường hợp trên phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên.

Ngoài ra, Việt kiều không thuộc các trường hợp nêu trên nếu đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì vẫn có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Nhưng mỗi trường hợp chỉ được quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư.

  • ThS. Trương Trọng Hiểu (Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM)


Bình luận   

0 #2 Tuyết 43:08 24-10-2013
Xin cho hỏi là trong trường hợp tôi đã có nhà ở Việt nam đứng tên tôi trước khi nhập quốc tịch Đức thì sao? Tôi có phải bán lại, sang tên hay chuyển nhượng không? Sau này nếu tôi về lại Việt nam thì có được sở hữu hợp pháp căn nhà đó không?
Trích dẫn
+1 #1 thuthuy 32:08 20-09-2012
Luat tren giay to vay thoi, truong hop cua toi da nhap quoc tich Duc, co giay mien thi thuc va dc phep cu tru tai vn tu 3 thang tro len , toi muon mua1 can nha ma di toi nhieu noi ko ai giai quyet chominh het. Ho noi luat la luat vay thoi nhung tren da thong ma duoi ko thoang nen ko giai quyet cho.
Trích dẫn

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.