Phông chữ

Kết quả cuộc điều tra được công bố bởi Quỹ  Bertelsmann tại Gütersloh cho biết, trong 31 nước thành viên của của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) được khảo sát, thì Cộng hoà Liên bang Đức có mức công bằng xã hội ở vị trí 15, nghĩa là thứ hạng trung bình. Mức công bằng xã hội được nghiên cứu theo các chỉ số: chính sách về phòng chống đói nghèo, tiếp cận giáo dục, đào tạo, thị trường lao động, kết gắn xã hội, bình đẳng và công bằng giữa các thế hệ.  Các nước Bắc Âu, Island, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan dẫn đầu bảng xếp hạng, nằm ở vị trí cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ. Quỹ điều tra cho biết, nước Đức bị sụt điểm trong lĩnh vực phòng chống đói nghèo, giáo dục đào tạo và thị trường lao động.

Tại  Đức vẫn còn 1/9 số trẻ em dưới mức giới hạn nghèo khổ.

Số  người có thu nhập thấp ở Đức tăng lên trong vòng hai năm vừa qua, nhiều người dân  không có  khả năng tự nuôi sống bản thân. Đáng lo lắng là tỷ lệ trẻ em sống dưới mức nghèo khổ ở Đức vẫn còn tới 10,8%. Tỷ lệ  đó ở Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy thấp nhất ở mức 2,7%.  Ngay Hungary cũng nằm ở vị trí thứ 8, Cộng hòa Séc ở vị trí thứ 13, vẫn còn đứng trên Đức với vị trí thứ 14.

Theo nghiên cứu của PISA thì hệ thống giáo dục của  Đức cũng là một yếu tố làm giảm mức công bằng xã hội. Trong lĩnh vực này, Đức xếp thứ 22, ở mức trung bình trong bảng xếp hạng của OECD. Kết quả học tập của học sinh, sinh viên phụ thuộc vào nền kinh tế xã hội tương ứng. Thực tế, những trẻ em sống trong một môi trường kinh tế phát triển yếu thì khả năng hoà nhập cũng bị kìm chế, vì thế Đức bị tụt hạng so với các nước. Chi tiêu cho giáo dục mầm non, nước Đức cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng. Đầu tư cho giáo dục mầm non là chìa khoá đảm bảo cho các cơ hội công bằng trong cuộc sống, hiện nay chính phủ đang đầu tư nâng cấp một cách mạnh mẽ cho vấn đề này.

Đức dành vị trí cuối cùng trong lĩnh vực chống thất nghiệp dài hạn.

Trong đợt khủng hoảng kinh tế thế giới, thị  trường lao động của Đức ít bị ảnh hưởng nặng nề hơn các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều nhóm tìm việc gặp khó khăn rất lớn khi họ muốn tái hoà nhập vào thị trường lao động, bị xếp hạng ở vị trí thứ 15. Riêng việc phòng chống thất nghiệp dài hạn đã đẩy Đức xuống vị trí thứ 2 tính từ cuối bảng xếp hạng.

Ông Gunter Thielen, Giám đốc điều hành Bertelsmann Stiftung nói: Vì tương lai của nền kinh tế thị trường chúng ta không được phép hài lòng với những gì đã bỏ ra. Bảng xếp hạng cho thấy mức công bằng xã hội và hiệu suất của nền kinh tế thị trường liên quan chặt chẽ đến nhau. Hiện nay vẫn tồn tại nhiều người thất nghiệp dài hạn và không có bằng cấp dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, khả năng gắn kết xã hội và việc  đối xử bình đẳng cũng giảm. Sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân trong vòng hai thập kỷ  qua bị xuống hạng rõ rệt.Việc phân biệt đối xử bất bình đẳng đối người cao tuổi, phụ nữ và người tàn tật gia tăng. Số người dân di cư vào Đức cũng là một nguyên nhân làm thứ hạng mức công bằng xã hội ở Đức bị mất điểm.

Nước Số điểm
1. Island 8,54
2. Thuỵ Điển 8,41
3. Đan Mạch 8,36
4. Nauy 8,05
5. Phần Lan 7,94
6. Hà Lan 7,54
7. Thụy Sĩ 7,33
8. Pháp 7,24
9. Áo 7,24
10. Newsealand 7,2
11. Canada 7,14
12. Anh 7,14
13. Séc 7,08
14. Luxemburg 6,89
15. Đức 6,89
16. Bỉ 6,54
17. Hungari 6,53
18. Áo 6,34
19. Slowakei 6,02
20. Ý 5,92
21. Bồ Đào Nha 5,91
22. Tây Ban Nha 5,91
23. Nhật Bản 5,72
24. Ba Lan 5,57
25. Mỹ 5,56
26. Hàn Quốc 5,53
27. Irland 5,35
28. Chile 5,29
29. Mexiko 5,05
30. Hy Lạp 5,03
31. Thổ Nhĩ Kỳ 3,85
  •  Phan Hà Anh, tapchihuongviet.eu tổng hợp