feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
“Quả bom” Wikileaks đã phát nổ. Thế giới ảo Internet rung chuyển, thế giới thực chao đảo. Có người coi đó là “cái tát” vào sự bưng bít và dối trá của nhiều chính phủ nhưng cũng có nhiều người coi đó là một sự quá đà trong cái gọi là “tự do thông tin”.

Wikileaks là ai?

Kể từ ngày 26/7/2010, Wikileaks bắt đầu công bố hơn 92.201 tài liệu mật liên quan đến cuộc chiến tranh ở Afghanistan của Mỹ thông qua trang báo của 3 tờ báo mà họ cho là “đáng tin cậy nhất thế giới” là tờ The Guardian (Anh), The New York Times (Mỹ) và tuần báo Der Spiegel (Đức). Sau đó vài tháng, Wikileaks đã cho đăng tải gần 400.000 tài liệu tương tự về cuộc chiến tranh Iraq trong đó có cả những chi tiết động trời đủ sức cáo buộc những tội ác chiến tranh của binh lính Mỹ và khiến chính quyền Mỹ muối mặt. Mỹ gọi đây là những vụ rò rỉ thông tin mật lớn nhất trong lịch sử quân đội của mình.

Từ đâu mà Wikileaks – mạng lưới trang web chuyên đưa tin nội gián lại trở nên nổi tiếng đến như vậy?

Được sáng lập bởi Julian Assange - cựu mật vụ người Australia, từ năm 2004 đến nay, Wikileaks cho biết hiện họ đang có trong tay khoảng hơn 1,2 triệu bộ tài liệu mật liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nhưng hầu hết đều là những vấn đề mà các chính phủ cũng như các tập đoàn kinh tế lớn thế giới mong muốn giấu càng kín càng tốt. Ví như vào tháng 4/2010, Wikileaks đưa lên trang mạng của họ video cho thấy một chiếc trực thăng Apache của Mỹ giết chết 12 người, trong đó có 2 phóng viên Reuters, trong một trận tấn công ở Baghdad năm 2007 hay trước đó là những hình ảnh tố cáo tội ác man rợ trong các cuộc tra tấn tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib.

Tuy trụ sở chính được đặt ở Thụy Điển nhưng Julian Assange cho biết, Wikileaks tồn tại được là nhờ cộng đồng người dùng Internet trên toàn thế giới trong cả việc cung cấp tài liệu mật cho đến ủng hộ về mặt tài chính. “Bất kỳ ai có kết nối Internet đều có thể cung cấp thông tin cho Wikileaks và Wikileaks trở thành một trợ thủ đắc lực cho những người dân bình thường muốn vạch mặt những hành vi vô đạo đức của các chính phủ hay các tập đoàn kinh tế cá mập trên khắp thế giới”, Asange nói.

 

1a.jpg

Wikileaks lấy tài liệu từ đâu?

Để dễ hình dung về mức độ khổng lồ của số tài liệu mà Wikileaks đã công bố, các biên tập viên của tờ The Guardian đã làm một phép tính: Nếu để 1 người ngồi đọc với tốc độ 1 trang/phút thì người đó sẽ phải mất tới 272 ngày liên tục không nghỉ để đọc hết bộ tài liệu về cuộc chiến ở Afghanistan của Wikileaks.

Số tài liệu tuyệt mật khổng lồ này từ đâu ra và làm sao nó lại có thể nằm trong tay Wikileaks? Đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời nào thỏa đáng kể cả bộ máy an ninh, tình báo hùng hậu của Mỹ đã xắn tay vào cuộc.

Đến thời điểm hiện tại, Bradley Manning là cái tên duy nhất bị chính quyền Mỹ bắt giữ với cáo buộc cung cấp thông tin cho Wikileaks. Theo Adrian Lamo, một cựu thành viên của Wikileaks, Manning đã tải 250.000 tài liệu từ Siprnet (hệ thống mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ dùng để trao đổi thông tin mật đã được phân loại) rồi gửi cho Lamo. Giả thuyết này trở nên có sức thuyết phục hơn cả bởi mạng này được thiết kế để trao đổi các thông tin từ "lưu hành nội bộ" đến đóng dấu "mật", mức độ của thông tin được cho là có thể gây ra "thiệt hại nghiêm trọng" cho an ninh quốc gia Mỹ. Chính vì thế, chỉ có khoảng 6% (hơn 15.000 tài liệu) về cuộc chiến tranh Iraq do Wikileaks công bố được đóng dấu "mật", 40% đóng dấu "lưu hành nội bộ" và còn lại không được coi là mật. Lý do nữa khiến mạng Siprnet được xác định là nguồn rò rỉ tài liệu cho Wikileaks là do các tài liệu này đều có đuôi ".sipdis" (Siprnet Distribution – Phân phối qua mạng Siprnet).

 

Trong một chương trình truyền hình có tên "Chào ngày mới" của đài MSNBC người ta thắc mắc: "Tại sao hệ thống an ninh của Mỹ lại dễ dàng bị xâm phạm như vậy?". Và câu trả lời không gì đơn giản hơn là: con người. Chính những người được phép tiếp cận với những thông tin nhạy cảm đã gây ra thảm họa Wikileaks của nước Mỹ. Theo thống kê của Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin Mỹ, đến năm 2009, số "bí mật" của Mỹ lên đến 183.224 bộ tài liệu, tăng gần 75% so với hồi năm 1996. Bí mật càng nhiều, nguy cơ rò rỉ ngày càng lớn. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ cho biết, trong năm 2008, chỉ tính riêng Lầu Năm Góc, đã có 630.000 người được phép truy cập vào các tài liệu bí mật nhà nước.

Nhưng không lẽ Julian Asange và Wikileaks có được nhiều nội gián đến thế bởi ai cũng biết nguyên tắc đầu tiên của bảo mật là mỗi người chỉ được quyền truy cập một cách có giới hạn vào vùng thông tin liên quan đến công việc của họ nên với số tài liệu mà Wikileaks có được có lẽ số “kẻ làm phản” hay “gián điệp” cho Wikileaks trong bộ máy tình báo, ngoại giao của Mỹ phải là rất khổng lồ.

Ai sợ Wikileaks?

Không phủ nhận những tài liệu mật mà Wikileaks công bố có sự ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của rất nhiều chính phủ khác nhau trên thế giới cũng như những bí mật “bẩn thỉu” của các tập đoàn kinh tế khổng lồ nhưng Wikileaks lại đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Tại Australia, quê hương của Julian Assange, một làn sóng ủng hộ Wikileaks đã dâng lên mạnh mẽ với hàng chục cuộc biểu tình diễn ra ngay tại Sydney với biểu ngữ “Chúng tôi tin vào Wikileaks” hay “Chúng tôi cần được biết sự thật”. Dù mối quan hệ giữa Nga với NATO hay với chính phủ của nhiều nước phương Tây khác có thể bị lung lay sau khi Wikileaks công bố những tài liệu mật nhưng chính Thủ tướng Nga Putin cũng lên tiếng phản đối việc truy nã gắt gao và bắt giữ Julian Assange.

 

Còn Tổng thống Brazil, ông Luiz Inacio Lula da Silva cũng đăng đàn để phản đối sự ngăn chặn Wikileaks và bắt giữ Assange. Bà Navi Pillay - cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) – cũng chỉ trích dữ dội việc các công ty, ngân hàng tẩy chay WikiLeaks do sức ép từ phía chính quyền Mỹ.

Nhưng rõ ràng là có người sợ Wikileaks. Đó có thể là chính phủ Mỹ với cả núi những bê bối được chất chứa từ nhiều năm qua hay những tập đoàn lớn. Trong một số tài liệu của Wikileaks mà tờ Guardian công bố cho thấy tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer (Mỹ) đã thuê thám tử theo dõi Bộ trưởng Tư pháp Nigeria Michael Aondoakaa hòng tìm ra những “vết chàm” riêng tư để lấy đó làm cơ sở buộc ông này bãi bỏ vụ kiện Pfizer gây chết người khi thử nghiệm thuốc. Tháng 5-2007, bang Kano ở Nigeria kiện Pfizer đòi bồi thường 2 tỉ USD do hãng này thử nghiệm thuốc chống viêm màng não Trovan khiến 11 trẻ em thiệt mạng và hàng chục trẻ em khác tàn tật. Với tập đoàn dầu khí BP (Anh), Julian Assange cũng tuyên bố đang chuẩn bị cho một đợt công bố tài liệu mới có liên quan đến những hoạt động mờ ám của họ. Hiện tại, các lãnh đạo của Bank of America, Goldman Sachs và hàng loạt các đại gia tài chính – ngân hàng khác của phố Wall đang “sống trong sợ hãi” trước lời tuyên bố của Wikileaks rằng sẽ “đánh đổ” một số ngân hàng lớn của Mỹ bằng những tài liệu nội bộ của họ.

Nhưng không phải ai cũng đồng tình với cách làm của Julian Assange và Wikileaks. Đại diện của một số tổ chức bấy lâu nay vẫn lên tiếng ủng hộ cho sự tự do báo chí và minh bạch hóa thông tin như “Tổ chức nhà báo không biên giới” hay Tổ chức Ân xá quốc tế đã lên tiếng chỉ trích Wikileaks và coi đó là những hành động vô trách nhiệm. Còn chính phủ Mỹ cũng cho rằng Wikileaks đang gián tiếp đe dọa sinh mạng rất nhiều nhân viên của họ đang tham gia vào mạng lưới chống khủng bố tại các điểm nóng như Iraq, Afghanistan…

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.