Phông chữ
http://shop.reinhardt-ladenbau.de/media/images/44207200_gr.jpgTháng nào cũng vậy, các hãng bán lẻ nổi tiếng tại Đức như Aldi, Lidl, Penny hay Norma đều thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mại với những mặt hàng siêu giảm giá. Vậy nhưng, người tiêu dùng cũng cần đặt ngược lại vấn đề: hàng hóa giá rẻ có thực sự tốt khi mà chúng được khuếch trương nằm ngoài khả năng thực tế của nhà phân phối?

Bắt đầu từ cuối năm 2002, tổ chức nghiên cứu Warentest đã thực hiện các cuộc khảo sát định kỳ đối với các mặt hàng giảm giá.

Trong năm vừa qua, Warentest đã kiểm nghiệm 21 sản phẩm của Aldi và 19 sản phẩm của Lidl. Kết quả cho thấy, mỗi hãng đều có tới 7 sản phẩm được các nhà khảo sát coi là món hời đối với khách hàng. Đồng thời, Aldi có tỉ lệ mua xấu (giá rẻ, chất lượng sản phẩm kém) thấp nhất. Trong khi đó, Warentest cũng cho biết khả năng mua được một mặt hàng giá rẻ tại Norma là ít nhất và tỉ lệ mua xấu ở đây cao nhất.

Tổng hợp kết quả khảo sát 288 mặt hàng giảm giá trong vòng 5 năm qua, Warentest cho biết,  chỉ có 1/4 số sản phẩm  thực sự được coi là rẻ. Điều này chỉ ra rằng, không phải tất cả sản phảm khuyến mãi có vẻ hấp dẫn đều đáng để khách hàng đổ xô tới siêu thị. Một mức giá tốt không hẳn là một mức giá rẻ.

Người tiêu dùng trước đó nên so sánh với các sản phẩm có thương hiệu xem liệu sản phẩm sắp mua có thỏa mãn được tất cả các chức năng tiêu chuẩn không, có dịch vụ sau bán hàng tốt không, có được thiết kế đẹp hơn không, và với mức giá tương ứng với các điều kiện đó, sản phẩm này có thực sự rẻ không. Bạn cũng nên chú ý rằng, các nhà cung cấp sẽ không bao giờ tung ra cùng một lúc tất cả các sản phẩm giảm giá. Vì vậy, bạn có thể chờ đợi để vừa mua được một sản phẩm chất lượng lại vừa được hưởng giá thấp.

Về nguyên tắc, các sản phẩm khuyến mại phải trong tình trạng còn hàng ít nhất trong 2 ngày. Nếu hết hàng, bạn không thể đổi lấy một sản phẩm khác thay thế khi sản phẩm bạn đã mua bị hỏng, bạn có thể khiếu nại.