feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
LTS: Ngày càng nhiều người Việt xin nhập quốc tịch Đức để được bảo đảm quyền lợi như người Đức, đặc biệt lúc về già.

Nhất là khi thế giới đã hội nhập, đi lại và sống ở đâu đều được cả, miễn là ở đó cuộc sống được bảo đảm tốt, chắc chắn như có thể, mặt khác, mối quan hệ thân thuộc ở Đức ngày càng bền chặt vì con cháu, thì việc nhập quốc tịch đối với nhiều người Việt ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tiếp nối Bộ đề đáp án kiểm tra nhập quốc tịch song ngữ, được in riêng thành sách và phát hành rộng khắp từ tháng 1.2009, Thời báo Việt Đức xin được gửi đến Quý độc giả quan tâm, Luật Quốc tịch có hiệu lực từ 1.9.2009, gồm 42 điều, được TS Nguyễn Sỹ Phương chuyển ngữ và trình bày theo dạng văn bản pháp luật, chia ra nhiều kỳ, đăng trên từng số báo nối tiếp. Nếu có điều khoản nào cần giải đáp, xin Quý độc giả gọi điện thoại tới đường dây tư vấn có phí 09005105293, hoặc gửi thư đến chuyên mục Giải đáp pháp luật, miễn phí. Bản dịch này không có giá trị pháp lý thay thế nguyên bản tiếng Đức.

Điều §1 Người Đức là người có quốc tịch Đức

Điều §2 Bỏ

Điều §3


(1) Có quốc tịch Đức, khi

1. Sinh ra tại Đức (Điều §4),

2. Tuyên bố theo (Điều §5),

3. Được nhận làm con nuôi (Điều §6),

4. Có giấy chứng nhận quy định Điều §15 đoạn 1 hoặc 2 Luật Liên bang về những nạn nhân bị xua đuổi (Điều §7),

4a. Được coi là người Đức nhưng không có quốc tịch Đức hiểu theo tinh thần Điều §116, đoạn 1 Hiến pháp (Điều §40a),

5. Nhập quốc tịch Đức áp dụng cho người nước ngoài (Điều §8 đến 16, 40b và 10c),

(2) Có quốc tịch Đức còn cả những người từ 12 năm nay, cơ quan nhà nước Đức xử sự với họ như với người Đức, lý do xử sự đó xuất phát từ phía cơ quan nhà nước Đức, chứ không phải từ phía họ. Được xử sự như với người Đức, khi giấy chứng nhận quốc tịch, chứng minh thư, hộ chiếu của người đó do Đức cấp. Trong trường hợp này, quốc tịch Đức được tính từ thời điểm được cấp các giấy tờ trên. Con cháu họ theo đó cũng thuộc quốc tịch Đức.

Điều §4

(1) Trẻ em sinh ra có quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ mang quốc tịch Đức. Trong trường hợp chỉ mỗi bố quốc tịch Đức và đòi hỏi phải xác nhận hay thừa nhận quan hệ cha con, thì phải có giấy thừa nhận hay xác nhận quan hệ cha con đó theo luật Đức. Phải nộp tuyên bố thừa nhận đó, hoặc phải tiến hành quá trình xác nhận quan hệ cha con đó trước khi đứa trẻ tròn 23 tuổi.

(2) Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy ở Đức được coi là con của người Đức cho tới khi có bằng chứng ngược lại.

(3) Trẻ em sinh ra ở Đức bố mẹ là người nước ngoài, thuộc quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ

1- Đã sống thường xuyên hợp pháp ở Đức từ 8 năm và

2- Có quyền lưu trú không thời hạn, hoặc là công nhân Thụy Sỹ hoặc thuộc gia đình ở Thụy Sỹ có giấy phép lưu trú được cấp theo Hiệp định ngày 21.6.1999 giữa EU với các nước thành viên và Thụy Sỹ về tự do đi lại (BGB1.2001 II trang 810).

Quốc tịch Đức được ghi vào danh bạ cấp giấy khai sinh. Bộ Nội vụ Liên bang được ủy quyền ban hành một văn bản dưới luật với sự chấp thuận của Thượng viện, quy định phương pháp ghi sổ danh bạ quốc tịch, nêu tại câu 1.

(4) Quy định tại đoạn (1) không áp dụng cho trẻ em ở nước ngoài, nếu bố/mẹ người Đức sinh sau ngày 31.12.1999 ở nước ngoài và sống thường xuyên ở đó, ngoại trừ trường hợp, đứa trẻ vì vậy mà trở thành không quốc tịch. Không áp dụng câu 1, nếu bố/mẹ người Đức, trong vòng 1 năm, đăng ký khai sinh cho con với cơ quan đại diện Đức ở nước ngoài. Nếu cả hai bố mẹ đều quốc tịch Đức, thì chỉ áp dụng câu 1 khi cả hai đều thuộc diện quy định trong câu đó.

Điều §5

Bằng cách nộp bản tuyên bố trở thành công dân Đức, những trẻ em sinh trước ngày 1.7.1993 có bố người Đức, mẹ người nước ngoài, sẽ được nhận quốc tịch Đức, nếu

1. Được pháp luật thừa nhận hay xác định có quan hệ cha con,

2. Đã sống lưu trú thường xuyên và hợp pháp ở Đức ít nhất 3 năm, và

3. Tuyên bố phải được nộp trước lúc tròn 23 tuổi.

Điều §6

Con nuôi của người Đức tại thời điểm đơn nhận con chưa tròn 18 tuổi được nhận quốc tịch Đức, khi việc nhận con đó có hiệu lực pháp lý theo luật Đức. Con cái của người đó cũng thuộc quốc tịch Đức.

Điều §7

Người Đức hồi hương cùng thân nhân ăn theo, được nhập quốc tịch Đức cùng lúc với cấp giấy chứng nhận theo điều §15 đoạn 1 hoặc 2 Luật Liên bang về những người Đức bị xua đuổi.

Điều §8

(1) Người nước ngoài lưu trú thường xuyên và hợp pháp ở Đức có thể đệ đơn xin gia nhập quốc tịch Đức, nêu người đó:

1. Có năng lực làm chủ hành vi quy định tại điều §80, đọa 1, Luật Lưu trú hoặc có người đại diện pháp lý.

2. Không bị kết án phạt tù vi phạm tội hình sự, không bị áp dụng biện pháp hành chính, điều trị cưỡng bức hoặc để bảo đảm an toàn cho xã hội do mất năng lực pháp lý.

3. Có căn hộ riêng hoặc có chỗ ở vả.

4. Nuôi sống được bản thân và gia đình.

(2) Điều kiện nêu ở đoạn (1) điểm 2 và 4 có thể không xét đến khi có lý do vì lợi ích công cộng hoặc để tránh xảy ra những khó khăn đặc biệt cho người đệ đơn không thể vượt qua.

Điều §9

(1) Vợ/chồng hoặc vợ/chồng chưa cưới của người Đức được nhập quốc tịch theo các điều kiện quy định tại điều §8, nếu:

1. Họ mất hoặc từ bỏ quốc tịch họ từ trước tới nay hoặc có cơ sở để nhận thêm quốc tịch quy định tại Điều §12 và

2. Bảo đảm hòa nhập được vào xã hội Đức, ngoại trừ trường hợp họ không đủ kiến thức tiếng Đức (Điều §10, đoạn 1, câu 1, điểm 1 và đoạn 4), và không rơi vào trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều §10 đoạn 6.

(2) Quy định tại đoạn (1) cũng có giá trị khi xin nhập quốc tịch được thực hiện trong vòng 1 năm sau khi chồng/vợ của họ là người Đức bị chết hay bản án li dị có hiệu lực, và bản thân họ đang phải chăm sóc con chung có quốc tịch Đức.

Điều §10

(1) Người nước ngoài 8 năm sống hợp pháp và liên tục ở Đức, có đủ năng lực làm chủ hành vi quy định tại Điều §80 Luật Lưu trú hoặc có người đại diện pháp lý sẽ được nhập quốc tịch khi đệ đơn, nếu

1. Thừa nhận thể chế dân chủ, tự do, ghi trong hiến pháp, và tuyên bố rằng, không theo đuổi hoặc ủng hộ hoặc chưa từng theo đuổi hay ủng hộ:

a) Chống lại thể chế dân chủ tự do, chống lại sự tồn tại hay an ninh của Liên bang hoặc Tiểu bang, hoặc

b) Làm ảnh hưởng xấu trái luật đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền Liên bang hoặc Tiểu bang hay thành viên của họ, hoặc

c) Sử dụng bạo lực hoặc có hành vi chuẩn bị bạo lực gây hại cho hoạt động đối ngoại của nước Đức, hoặc tỏ ra mình đã từng theo đuổi hay ủng hộ những mục đích trên,

2. Có quyền lưu trú không hạn định, hoặc là công dân của Thụy Sỹ hay thuộc gia đình họ, có giấy phép lưu trú trên cơ sở Hiệp định giữa EU và các thành viên EU cùng Thụy Sỹ, ký kết ngày 21.6.1999 về tự do đi lại và lưu trú cho các nước thành viên theo các mục đích được quy định tại các Điều §16, 17, 20, 23 đoạn 1, 23 a, 24 và 25 đoạn 3 tới đoạn 5, Luật lưu trú,

3. Có thể tự bảo đảm được cuộc sống cho mình và thành viên gia đình phải nuôi dưỡng, không nhờ vào trợ cấp xã hội quy định tại Bộ Luật Xã hội từ quyển 2 đến 12, hoặc có nhận trợ cấp đó nhưng bởi lý do bất khả kháng,

4. Mất hoặc từ bỏ quốc tịch từ trước tới nay,

5. Không vi phạm tội hình sự bị kết án hoặc bị áp dụng biện pháp hành chính điều trị cưỡng bức hay để bảo đảm an toàn cho xã hội do mất năng lực pháp lý,

6. Có đủ kiến thức tiếng Đức và

7. Có đủ kiến thức về nhà nước, cuộc sống, pháp luật Đức.

Điều kiện quy định tại câu 1, điểm 1 và 7 được miễn trừ đối với người nước ngoài không đủ năng lực làm chủ hành vi, chiểu theo Điều §80, đoạn 1, Luật lưu trú.

(2) Vợ/chồng và con chưa trưởng thành của người nước ngoài có thể được nhập quốc tịch cùng, theo quy định tại đoạn (1), ngay cả trong trường hợp chúng chưa đủ 8 năm sống thường xuyên và hợp pháp ở Đức.

(3) Nếu người nước ngoài có giấy chứng nhận tham gia đạt kết quả một khóa học hòa nhập do Cơ quan Liên bang về di trú và lánh nạn cấp, thì thời hạn lưu trú quy định ở đoạn (1) được giảm xuống chỉ còn 7 năm. Nếu có thành tích hòa nhập đặc biệt, nhất là về tiếng Đức trội hẳn mức yêu cầu tối thiểu quy định tại đoạn (1), câu 1, điểm 6, thì thời hạn trên có thể được giảm xuống 6 năm.

(4) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 được coi là thỏa mãn, nếu người nước ngoài đạt kỳ kiểm tra tiếng Đức với chứng chỉ B1 nói và viết. Đối với trẻ em chưa tới 16 tuổi, điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 được coi là thỏa mãn, nếu chúng đáp ứng đòi hỏi về khả năng tiếng Đức thích ứng từng lứa tuổi của chúng.

(5) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 7, trên nguyên tắc, được coi là thỏa mãn, nếu đạt kỳ kiểm tra kiến thức nhập quốc tịch. Để phục vụ cho kỳ kiểm tra đó có một khóa học hòa nhập dành cho người xin nhập quốc tịch; nhưng không bắt buộc tham gia.

(6) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 và 7 được miễn trừ, nếu người nước ngoài không thể thỏa mãn bởi lý do bệnh tật về thể chất hoặc tinh thần, tâm lý hay thiểu năng, hoặc tuổi già.

(7) Bộ Nội vụ Liên bang, không cần trình Thượng viện, được ủy quyền ban hành văn bản dưới luật về thể thức kiểm tra và cấp chứng chỉ, chương trình và nội dung khóa học nhập quốc tịch quy định tại đoạn (5) trên cơ sở chủ đề của khóa học định hướng quy định tại Điều §43, đoạn 3, câu 1, Luật Lưu trú.
 
 

Bình luận   

0 #13 Le 25:20 30-12-2018
Xin chao Luat Su,

Toi va chong la nguoi Vietnam, song o Duc. Chong co unbefristet Aufenthaltstitel. Toi co Erlaubnis gia han 2 nam mot lan. Con trai chung toi 6 tuoi, cung co Erlaubnis gia han giong nhu me.

Bay gio, neu ly hon, toi co duoc quyen nuoi con va tiep tuc song o Duc cung voi con ko? Hay phai bi ve VN?

Ly do ly hon: chong co bac, choi casino, thieu no nan nhieu, ko thoi gian va ko quan tam toi gia dinh.

Lam sao de ly hon som hoac ly hon don phuong vi toi biet, chong toi ko bao gio chiu ky vao don ly hon.

Chung toi ket hon o Berlin, Duc Quoc, ngay 05.05.2014

Xin chan thanh cam on va mong hoi am som de toi biet cach sap xep thoi gian va cau mong viec ly hon duoc giai quyet nhanh chong va hieu qua.
Trích dẫn
+3 #12 Thiên Tiên 42:13 15-05-2017
Xin chào ban biên tập.
Mình tên là Thiên Tiên. Hiện tại mình có một băn khoăn rất mong nhận được sự phản hồi từ ban biên tập.
Mình sinh năm 1994, tại Berlin - Đức. Mình chuyển về sống tại Việt Nam từ năm 2000. Và khi chuyển về Việt Nam, giấy khai sinh mình đã bị làm lại là tại Việt Nam. Hiện tại mình có mong muốn được lấy lại giấy khai sinh Đức. Vậy mình có thể lấy lại được không và như thế nào ạ?
Tuy rằng, từ nhỏ sinh ra và đã có thể giao tiếp bằng tiếng Đức, nhưng khi tới Việt Nam, mình đã không còn nhớ và không thể giao tiếp tiếng Đức được nữa. Vậy khi lấy lại giấy khai sinh mình có thể được phép chuyển quốc tịch sang Đức được không ạ?
Rất mong có được sự phản hồi của ban biên tập. Và xin chân thành cảm ơn.
Trích dẫn
0 #11 khánh 10:18 04-04-2017
cho e hỏi nếu e sang đức và có quốc tịch đức rồi . e muốn cưới vợ ở việt nam đưa sang thì vợ e có quốc tịch luôn không ạ ?
Trích dẫn
-1 #10 Thanh Vu 59:23 28-09-2016
Kính chào ban biên tập,
em có một câu hỏi gửi đến ban biên tập. Trong trường hợp một người nước ngoài kết hôn hợp pháp với người mang quốc tịch đức mà chưa cư trú đủ trên nước đức 8 năm thì có được xin cư trú vĩnh viễn hay nhập quốc tịch đức được không?
Xin cám ơn!
Trích dẫn
-1 #9 nguyen ngoc tu 46:15 28-09-2016
kinh thua ban bien Tap,

Toi hien co mot nguoi chau gai dang luu tru tai frankfurt da hon 13 nam.

Chau toi duoc luu tru vinh vien nhung khong co kha nang tieng Duc. Chau mong muon nhap tich Duc va muon biet Bo Luat Nhap Tich Duc 2009 co khac gi ve cac dieu khoan, cu the ve doi hoi co kha nang tieng Duc, so voi Bo Luat Nhap Tich Duc truoc 2009. Va cuoi cung, mong ban bien tap tu van giup cac buoc thu tuc de hoan thien don xin nhap tich.

Xin cam on

nguyen ngoc tu
Trích dẫn
-6 #8 Bong 27:08 26-06-2016
Chào Anh/ Chị biên tập viên,

Tôi muốn hỏi tôi có chị chồng sống tại Đức, có thẻ định cư tại Đức. Chị là mẹ đơn thân, có thu nhập ổn định. Chị định nhận con trai tôi làm con nuôi thì thủ tục thế nào ạ?

Xin cảm ơn
Trích dẫn
+3 #7 Anna 49:10 15-05-2016
Kinh chao Ban bien tap
Em rat cam on ve bai viet,
Toi co con voi nguoi Duc va con toi mang quoc tich duc. Con toi moi 2 tuoi va dang song o viet nam voi toi. Chung toi kg ket hon. Bay gio toi muon dua con toi va toi sang duc sinh song 2 me con. Vay toi phai lam gi va can nhung thu tuc gi?o dau. E cam on BBT rat nhieu
Trích dẫn
-2 #6 Thinh 47:18 28-12-2013
Chào ban biên tập
em muốn hỏi là hiện e đang là con nuôi của dì ở đức, đang sống tại đức và có quốc tịch đức.
em vừa qua đức được 4 tháng cùng dì sau khihoàn tất thủ tục con nuôi. Em muốn hỏi liệu e có thể trờ về Việt Nam học tập bình thường được k?? Hay em phải từ bỏ làm con nuôi của dì
Trích dẫn
+2 #5 thanh thao 47:15 10-08-2013
Nho cac bac giup e voi e co nguoi chau cha nguoi duc da mat me nguoi viet da co nhung giay to lien quan nhu the co duoc nhan tien cap duong con hay kg xin cac bac giup e voi va di dau giai quyet cho minh
Trích dẫn
-1 #4 dinh cong 27:16 25-03-2013
kinh chao ban bien tap
toi co mot em gai hien dang song o viet nam ,da tung ket hon voi mot nguoi quoc tich duc -y song tai viet nam .hai nguoi hien tai da ly hon va co mot dua con chung .lieu em toi co the sang duc hay sang y duoc hay khong hay phai do nguoi cha bao lanh .hien nguoi chong cu van dang o viet nam .lieu hai me con em toi co the co hy vong duoc sang duc hay sang y duoc khong .rat mong ban bien tap tra loi va cho loi khuyen .cam on ban bien tap rat nhieu
Trích dẫn
+3 #3 Nguyen Nhi Son 56:22 09-03-2013
Kinh chao ban bien Tap.tui co nguoi con dang mang quoc tich Phap luc moi sinh ra,den bay gio van cam quoc tich Phap trong tay,nay con tui moi 15tuoi,tui xin ho vao quoc tich Duc.Nhung nha nuoc Duc cung bat tui phai lam don xin tu bo quoc tich vn,nhu vay tui phai kam Sao? Xin bein tap cho tui y kien. Xin cam on
Trích dẫn
0 #2 minh ngoc 27:10 01-05-2012
Kinh chao ban bien tap va doc gia . Toi lay chong duc duoc 5nam va co 1 be trai 4 tuoi;thang 12 . 2o11 toi co giay cu tru vo thoi han(Niederlassungser laubnis ) .TOi da hoc thi va co chung chu ß1 tieng duc .NHung tinh trang giua vo chong chung toi nhieu mau thuan bat dong nen toi da den gap luat su tu van li than;giay li than co hieu luc thang 5.2o12.TOi phan van khong biet toi hien dang lam teilzeit duoc 2;5nam .1oo stunden(o nha hang ban thuc an nhanh);thue loai 5 nen tien luong dao dong 5oo-7ooeuro.SAu 1 nam li than;khi xong thu tuc li di;toi van di lam binh thuong trong thoi gian con trai toi hoc o nha tre....nhung muc luong do khong du song;se co tro cap cua xa hoi phai khong?neu vay sau khi li hon toi khong the nhap duoc quoc tich vi co them tro cap xa hoi? Hoac hien gio dang tinh trang li than;toi co duoc phep ke don de nhap quoc tich ko?kinh mong quy bao va ban doc tu van cho toi som;cam on toa soan nhieu.
Trích dẫn
-2 #1 Unin 16:22 09-11-2011
Có ai cũng đọc bài này và biết luật của nước Đức cho mình hỏi với!!!
Nếu mình đang du học tại Đức được 1 thời gian và sau đó mình muốn về việt Nam lấy chồng, rồi qua Đức học tiếp được ko vậy?
Trích dẫn

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.