Phông chữ

Hỏi: Năm ngoái, tôi về Việt Nam cưới vợ. Thủ tục quá rắc rối, tôi về chỉ được 1 tháng, thời gian vừa đủ để đăng ký kết hôn ở Sở Tư pháp, không kịp tổ chức lễ cưới. Tôi phải sang Đức ngay, vì quán ăn mới mở, kinh doanh kém, không thế vắng mặt dài ngày.


Cách đây 6 tháng, tôi làm giấy tờ đón vợ sang đoàn tụ gia đình, nhưng rủi bị Sở Ngoại kiều lại gọi tên lên bảo nộp bảng chứng nhận thu nhập. Đầu tiên họ đòi 1 năm, tôi khai báo các tháng cuối cao lên, chắc họ nghi hoặc gì đó, lại đòi tiếp 2 năm về trước. Họ tổng hợp chia đều 2 năm, kết quả tôi vẫn không đủ điều kiện về thu nhập. Sứ quán Đức vì vậy k cấp vi sac ho vợ tôi, đóng luôn dấu xanh từ chối hộ chiếu. Trước đó, Sở Ngoại kiều gọi tôi ra, trả lại toàn bộ giấy tờ và tư vấn, lần này không đón được thì lần tới đón tiếp. Lần sau, họ sẽ chỉ xem thu nhạp từ thời điểm trả lại giấy tờ, thời gian về trước được xóa. Người ta còn khuyên tôi là tốt nhất nên đi làm hãng nào đó vào buổi sáng, buổi chiều về làm quán, cộng lại may ra mức thu nhập mới đủ để đón vợ sang đoàn tụ. Thấy lằng nhằng, khó khăn quá, tôi đâm lo nhiều vấn đề, xin được đề nghị quý báo giải thích giùm: 1 – Chúng tôi mới đăng kí kết hôn, chưa tổ chức lễ cưới. Khi người ta phỏng vấn, thì phải trả lời như thế nào ? 2 – Hộ chiếu vợ tôi đã bị Sứ quán Đức đóng dấu xanh từ chối, liệu có rắc rối gì trong lần đệ đơn tới không ? 3 – Quán ăn của tôi kém vậy, tôi nên đi làm thêm ở hãng có được không ? Mức lương bao nhiêu thì đủ, và cần phải nộp mấy tháng bằng chứng nhận thu nhập ? 4 – Nhà ở cần bao nhiêu m2 thì đủ ? 5- Tôi có cần phải thuê luật sư không ? Thuê như vậy có bị Sở Ngoại kiều đánh giá là chống lại họ không ? ( Nguyễn V.T – München)

Trả lời:

Quyền đón vợ/chồng sang Đức đoàn tụ gia đình được quy định tại điều 27 Nguyên tắc cơ bản về đoàn tụ gia đình, điều 30 Đoàn tụ vợ/chồng, Luật Lưu trú AufenthG, ban hành 1.7.2007, đăng trên số đặc biệt 2007, thời báo Việt Đức (có thể đặt mua tại Tòa soạn, 3 euro – đã có cước phí bưu điện). Thủ tục để thực hiện quyền đó, xin xem bài: Thủ tục xin cấp thị thực đoàn tụ gia đình, đăng trên số báo 7.2007, Thời báo Việt Đức (có thể tìm trên trang Web: www.thoibaovietduc.de mục Báo Lưu Trữ). Một công đoạn trong thủ tục đón nhân thân sang Đức đoàn tụ gia đình, các Sở Ngoại kiều hay thực hiện là: Phỏng vấn tại cùng 1 thời điểm cả người đón ở Đức, lẫn người được đón ở Việt Nam, nhằm xác định mối quan hệ giữa người đón và người được đón trên thực tế có đúng không. Nếu trả lời lệch nhau, chẳng hạn chồng trả lời đám cưới tổ chức tại gia, vợ bảo thuê hội trường, thì mối quan hệ vợ chồng sẽ bị bác bỏ. Do đó, việc mới đăng ký kết hôn, chưa tổ thức lễ cưới, không ảnh hưởng gì đến phỏng vấn. Chỉ cần cả hai đều trả lời hệt nhau, đúng cả hiện tượng lẫn lý do là đủ, nếu họ hỏi đến. Hộ chiếu đóng dấu từ chối cấp thị thực lần đầu, trên nguyên tắc không ảnh hưởng gì đến việc xem xét cấp thị thực lần tiếp theo. Tuy nhiên, trong thực thế, có thể họ vẫn truy lục hồ sơ cũ, để kiểm tra xem những gì còn vướng mắc trong kỳ đệ đơn trước, kỳ này đã giải quyết xong chưa. Mối quan hệ vợ chồng chỉ mới là điều kiện cần cho phép đoàn tụ gia đình. Trên thực tế, để đón được, còn phai thỏa mãn điều kiện đủ, đó là người đón phải có thu nhập (bất kể từ nguồn nào, làm thuê, kinh doanh hay làm thêm, miễn là bảo đạm nuôi được mình, chu cấp cho những người ăn theo và người được đón) trình giấy xá nhận thu nhập đó trong khoảng thời gian do họ tự cân nhắc, đủ diện tích nhà ở, đóng bảo hiểm sức khỏe. Thu nhập được coi là đủ, nếu ít nhất bằng tiêu chuẩn cơ bản cấp cho người hưởng Hartz IV (xem Chuyên mục Hartz IV, bài Các tiêu chuẩn, trang 35, số báo tháng 10.2009, nếu không còn lưu trữ báo giấy có thể tìm trên trang mạng www.thoibaovietduc.de mục Báo Lưu trữ). Trong trường hợp bị từ chối cấp vi sa, người đệ đơn có thể tới Sở Ngoại kiều hỏi lý do, và được quyền kiện ra Tòa án Hành chính Berlin. Khi đó cần luật sư biện hộ. Trước đó không nhất thiết, vì chỉ thuần túy về mặt thủ tục. Việc có hay không có luạt sư, trên nguyên tắc, không ảnh hướng gì đến thái độ của Sở Ngoại kiều trong việc thực hiện trách nhiệm của họ.

 
Ngân hàng Việt Nam, VietinBank đặt chi nhánh tại Frankfurt

Cách tháng trước, VietinBank – một trong ba ngân hàng lớn nhất Việt Nam đã mở chi nhánh tại Frankfurt am Main. Ngân hàng này vào đầu tháng ba đã mở một văn phòng đại diện tại Reuterweg và trong thời gian tiếp theo sẽ biến thành chi nhánh. “Sự đặt chân vào Frankfurt của VietinBank lả một tín hiệu đánh giá giá trị của thị trường tài chính Frankfurt trên thế giới” theo lời của ông Makus Frank, chủ tịch hội đồng quản trị của FrankfurtRheinMain GmbH.

Ông nói thêm: Đây là kết quả của sự hợp tác tuyệt vời giữa FrankfurtRheinMain GmbH và chương trình phát triển kinh tế Frankfurt. Ngay trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng mười năm vừa qua của phái đoàn Đức do ông Schneider, thị trưởng thành phố Offenbach đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị FrankfurtRheinMain GmbH thời đó, dẫn đầu, theo lời mời của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, với mục đích quảng bá cho Frankfurt/Rhein/Mian, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm muốn có vị trí quan trọng trong kinh tế toàn cầu, và nhìn ra vài trò trong thị trường tài chính của Frankfurt. Và Frankfurt cũng có cơ hội trở thành một đối tác quan trọng cho các ngân hàng Việt Nam và cho các doanh nghiệp.

Việc đặt văn phòng lúc này đánh dấu một bước đi đúng hướng quan trọng. FrankfurtRheinMain GmbH International Marketing of the Region là tổ hợp nghiên cứu chiến lược thị trường của vùng FrankfurtRheinMain với mục đích truy cập thông tin cho các hãng nước ngoài, kéo họ về FrankfurtRheinMain cũng như tăng thêm vị trí chiến lược kinh tế trong thị trường quốc tế của vùng này.