Phông chữ

Oanh đang có mang 3 tháng khi cô bị bắt giữ với tội danh buôn người, cô là một thành viên trong một tổ chức đưa người Việt bất hợp pháp sang Đức. Cô bị Tòa tuyên phạt 6 năm tù giam.

Sau ít tuần trong tù, đứa con cô chào đời, đáng tiêc vừa lọt lòng đã bị người ta bế đi, bất chấp nỗi đau vô tận của người mẹ vừa bị tù vừa mất con, khóc lóc, phản đối, đòi lại.

Ông Teubner, người chăm sóc tinh thần cho những người Việt tị nạn tại Berlin đã giúp đỡ cô vượt qua cơn sốc. Ông nói: Sở Thanh thiếu niên muốn tách ngay đứa con ra, nên đã đệ đơn khẩn lên Tòa đòi tước quyền nuôi con của người mẹ, với lập luận người mẹ trong tù không đủ điều kiện chăm con; ngay trong ngày đơn đã bị Tòa án gia đình bác, bởi Tòa coi đó không phải là lí do.

Theo luật định, một người mẹ sinh con trong thời gian bị tù giam được quyền và đứa con của mình cũng có quyền đòi hỏi được mẹ mình chăm sóc. Lý do không muốn mẹ cùng con ngồi tù, không phải là cơ sở pháp lý để tách họ ra.

Luật sư của Oanh đâm đơn ra Tòa án Berlin và cô nhận lại được đứa con của mình, 20 ngày sau khi bé chào đời. Tiếp đó, áp lực đòi bảo đảm cho người mẹ thực hiện quyền chăm sóc con tăng đến mức, Sở Thanh thiếu niên phải ngồi bản thảo với trại giam lên kế hoạch, để một tuần sau hai mẹ con được đưa về khu bà mẹ trẻ em tại trại giam Pankow.

Ông Teubner cũng cho biết, có nhiều trường hợp đẻ con trong trại giam, nhưng những bà mẹ thường không được thông báo và cũng không hiểu rõ được hết quyền của mình. Họ thường tin vào những điều mà các nhà chức trách nói, nghe thấy rằng phải tách con ra, thì họ cũng tin rằng chắc là phải thế, cho đến khi được luật sư tư vấn thì mọi việc cũng đã quá muộn, mẹ con đã phải chia lìa bao thời gian.

Hiện nay cả hai mẹ con Oanh đã được chuyển về Niedersachsen tại trại giam Vechta, nơi có khu dành cho bà mẹ trẻ em, Oanh có thể yên tâm chăm sóc con mình tới tận sáu năm.