feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Mấy ngày tết vừa qua tôi nằm dài để xem đòan chèo Trung Ương (hay Nhà Hát Chèo ...) đưa lên sân khấu, người anh hùng vĩ đại của dân tộc mà thấy mủi lòng?
 
Ai đã viết kịch bản này và ai đã công phu dàn dựng, điều này chắc các bạn của tôi và hơn 80 triệu đồng bào trong nước nắm chắc hơn chúng tôi, những người đang sống và làm việc ở ngoài Tổ Quốc. Hơn nữa Trung Thành tôi cũng không phải là người nghiên cứu Lịch Sử và Nghệ Thuật Chèo. Bởi vậy những ý nghĩ của tôi sẽ có điều không đúng hoặc không sát với thực tế Việt Nam?
 
Lại nữa, suốt trong một thời gian dài, mà VTV4 chỉ chú tâm vào giới thiệu hai triều đại Lý - Trần. Ở đây, triều Lý thì liên quan đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, còn triều Trần là ý muốn nhen nhóm tinh thần quật cường của dân tộc với ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đội quân tinh nhuệ và hùng mạnh nhất Thế Giới các nay nhiều thế kỷ. Điều này lịch sử Nhân Loại ở một số quốc gia Phương Tây và Phương Đông cũng có đề cập tới. Nhưng xem ra những bài học về thiên tài Quân Sự thì thấy giáo trình của các trường sỹ quan cao cấp Phương Tây đã đề cập tới như Quang Trung Nguyễn Huệ sánh vai ngang hàng với Napoleon Đại Đế nước Pháp. Bởi chỉ có Nguyễn Huệ và chỉ có ông mới có thể gây chấn động địa cầu về tài chỉ huy quân sự về đánh nhanh diệt gọn mà Napoleon không có được.
 
Ở đây tôi không dám bàn tới lĩnh vực nghiên cứu Quân Sự, điêù này xin để cho các tướng lĩnh Việt Nam và Thế Giới xem xét và đánh giá. Tôi chỉ có đôi lời về khía cạnh mang tính Nhân Văn thuần túy lại trên góc nhìn nhỏ hẹp của tôi. Thử tượng xem, khía cạnh khai thác của một số Nhà Văn khi viết kịch bản nhân vật anh hùng lịch sử này cho ta thấy gì, phải chăng họ đã dựa vào những trang lịch sử đã bị bóp méo của triều đình Nhà Nguyễn về nhân vật Lịch Sử Nguyễn Huệ.
 
Các bạn sinh viên văn khoa, các bạn sinh viên khoa học Xã Hội và Nhân Văn hãy cùng tôi dựng lại người anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Huệ xem sao. Trước hết ta không biết triều đình nhà Xiêm thguở ấy thế nào, lực lượng của họ thời đó có đủ mạnh không mà dám tiến quân vào Nam Bộ nước ta hòng Xưng Bá, mối liên hệ của chúng với Triều Đình Mãn Thanh ra sao mà cùng một lúc nước ta phải “hai đầu thọ địch?” để cuối cùng Người Xiêm phải chuốc lấy thất bại nhục nhã ở Rạch Gầm- Xòai Mút, với đội quân hơn mười vạn tên Thủy- Bộ liên thành. Nhưng với triều đình Nhà Thanh, Trung Quốc thì rất rõ, họ mạnh hơn ta gấp mười lần, Càn Long vua nước họ được Trung Quốc đánh giá là vị vua sáng giá nhất. Nhưng cuối cùng hơn 20 vạn Thủy Lục Quân cũng đã tan tành trong chưa đầy một tuần lễ.
 
Vậy người anh hùng vĩ đại của dân tộc ta phải có diện mạo thế nào và quân đội của ông phải có tổ chức ra sao mà làm nên chiến công chấn động Địa Cầu làm vậy. Nhìn lên sân khấu chèo, ta thấy một Quang Trung nhâng nhâng nháo nháo, mặc dù tác giả kịch bản và đạo diễn đã cố dụ chúng ta thấy được mấy ưu điểm của vị lãnh tụ thiên tài này:
 
1) Giải quyết và sử lý mọi việc khi tiếp quản Thăng Long rất nhanh gọn?
2) Giải quyết băng trực giác với một số sỹ phu Bắc Hà và biết được khó khăn và cách sử dụng những người tài và bất tài dưới triều Lê Trịnh để lại?
3) Giải quyết mối tình với Công Chúa Ngọc Hân
4) Lóang thóang giới thiệu về tầm nhìn xa trông rộng để kiến thiết đất nước (Chủ yếu là tổ chức quân đôi. Như chuyện đóng tàu thuyền để xây dựng Hạm Đội kiểu Pie Đại Đế nước Nga)?
 
Chỉ chừng ấy thôi mà các tác giả muốn gửi một thông điệp đến chúng ta thì thật là buồn cười và tôi đã khóc cho số phận nhân vật phường chèo ấy.
 
Bây giờ mời các bạn trẻ cùng tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng một Quang Trung yêu quý của chúng ta đã chiến thắng Càn Long một vị vua có học thức và dưới tay ông có hàng trăm những mưu sỹ uyên bác vạch kế hoạch đánh chiếm nước ta thuở ấy ra sao?
 
Ta thấy lớt phớt một Càn Long nho nhã mà cao thâm đến nỗi các học giả lừng danh Trung Hoa thuở ấy đều phải chịu thua (Tâm phục khẩu phục) với vị hoàng đế của mình. Còn Quang Trung của chúng ta thì sao, chắc các bạn đã có câu trả lời cho các tác giả dàn dựng vở chèo ấy. Họ cho rằng Quang Trung chỉ là Anh Hùng Áo Vải, nghĩa là vô học. Vâng có thể người anh hùng vĩ đại của dân tộc không có bằng tiến sỹ lại xuất thân từ miền đất Sơn Khê mà ký thác vào tác phẩm văn học của mình bằng một Quang Trung trên sân khấu. Một nhân vật được nhân loại đánh giá như một trang huyền thoại mà chỉ có vậy thôi sao?
 
Không riêng tôi thấy ông nho nhã hơn cả ngàn lần những người nho nhã Bắc Hà thuở ấy, ông hùng dũng, quả cảm lại và trầm tĩnh hơn nhiều so với cả Càn Long.
Quang Trung thuở nhỏ (Theo tưởng tượng của tôi) ông đã một lần áp tải chuyến hàng cùng cha anh lên Cao Nguyên khi mười ba tuổi. Trong một trận phục kích của Thảo Khấu, ông đã bị mất tích. Sau này Quang Trung mới hiểu rằng chính sư phụ ông một Tu Sỹ từ núi Tản Viên (Ba Vì - Sơn Tây ngày nay) sau khi đi dọc đất nước để tìm truyền nhân đã gặp được cậu bé Nguyễn Huệ và vụ giả cướp ấy đã được thi hành.
 
Trong thời gian học đạo ở Tản Viên (Ba Vì) cậu bé Nguyễn Huệ đã hai lần xuống Thăng Long và đích thân sư phụ ông cho ông hay những ưu nhược điểm của Triều đình Lê-Trịnh và trong một cuộc tỷ võ, mặc dù không được sư phụ đồng ý nhưng cậu bé Nguyễn Huệ đã giật gải và buổi ấy chính đã xuất hiện Công Chúa Ngọc Hân. Ngọc Hân đã in sâu đậm vào lòng Nguyễn Huệ?
 
Vậy vị Tu Sỹ kia là ai và ngày tháng đấu võ ây thế nào và địa điểmở đâu, tại sao Nguyễn Huệ lại xuất hiện đúng vào ngày đó, ôi ngàn vạn câu hỏi mà các tiến sỹ và các Văn Sỹ sẽ hỏi tôi cho đến chết và rồi họ sẽ cho rằng không có căn cứ, tào phào. Vâng tào phào thật và tôi cũng có quyền nói rằng trang sử mà các vị vẽ lên trên sân khấu chèo một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc chừng ấy quả cũng thật tào phào?
 
Tôi muốn xây dựng lại Quang Trung, tôi muốn một Quang Trung khác cơ, không phải là cái anh chàng Quang Trung nhâng nhâng nháo nháo mà các vị đã thể hiện. Một Quang trung mang trong lòng mình những đặc trưng cho dân tộc Việt, học vấn, vị tha, nền nã mà rất kiên trung. Một Quang Trung đẹp hơn lịch sử Triều Nguyễn để lại. Còn cái chết của ông cũng khỏi phải bàn. Ai cũng chết, đố ai thoát chết. Nhà sử gia Anh, Amo Toynbee nói:” Ngay từ phút chào đời thượng đế đã trao cho chúng ta mỗi người một bản án Tử Hình, mà điều đó không có ân sá, trước sau gì thì bản án vẫn được thi hành”
 
 
 Bài: Nguyễn Trung Thành, Tạp Chí Hương Việt
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.